Thị trường lao động Việt Nam từng bước phục hồi đóng góp sự phát triển của nền kinh tế

(VOV5) - Trong những năm qua, thị trường lao động ở Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng, ngày càng hội nhập, từng bước tiệm cận với thị trường lao động khu vực và thế giới.

Lao động là một yếu tố đầu vào cơ bản của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và của cả nền kinh tế. Hội nghị trực tuyến “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì diễn ra cuối tuần qua đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng để khai thác hiệu quả thị trường này.

Thị trường lao động Việt Nam từng bước phục hồi đóng góp sự phát triển của nền kinh tế - ảnh 1Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập ngày 20/8.
Ảnh: Trần Hải/nhandan.vn

Trong những năm qua, thị trường lao động ở Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng, ngày càng hội nhập, từng bước tiệm cận với thị trường lao động khu vực và thế giới.

Dấu hiệu hồi phục của thị trường lao động

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), thị trường lao động Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 vẫn còn bị tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng mức độ đã giảm đi rất nhiều. Quý I năm 2022 có 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị tác động, đến Quý II chỉ còn 8 triệu người chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tỷ lệ lao động bị mất việc làm trong tổng số lao động bị tác động cũng đã giảm mạnh so với những quý trước.

Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam đang phục hồi tương đối nhanh với mức tăng khá, cả trong lực lượng lao động và việc làm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, chất lượng việc làm được cải thiện, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng.

Lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2022 là 51,4 triệu người, tăng 400.000 người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động gia tăng mạnh ở khu vực thành thị, trong khi giảm ở khu vực nông thôn.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng 0,6% với quý IV năm 2021 cho thấy khi dịch bệnh được kiểm soát, người lao động đã dần trở lại tham gia thị trường lao động. Thu nhập bình quân của Nhiều chính sách tạo việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động đã được triển khai nhất quán, liên tục, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phục hồi thị trường lao động sau đại dịch COVID-19. Với Nghị quyết số 68 và số 116 của Chính phủ, cả nước đã dành hơn 82 nghìn tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hơn 700 nghìn lượt người sử dụng lao động và gần 50 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác. Hiện nay, các địa phương đang triển khai Quyết định số 08 của Thủ tướng về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có tổng kinh phí 6.600 tỷ đồng.

Tận dụng lực lượng lao động để phát triển nhanh, bền vững

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) của Việt Nam đã định hình mô hình phát triển đất nước theo hướng trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại (năm 2030) và là nước phát triển (năm 2045), trong đó một lần nữa nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược.

Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, đầy đủ, bền vững, hiệu quả, hội nhập quốc tế, nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất, tập trung phát triển lao động có kỹ năng, thúc đẩy tạo việc làm bền vững, có thu nhập cao. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường liên kết thị trường lao động trong và ngoài nước.

Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam sẽ phát triển thị trường lao động tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm đang là ưu tiên hiện nay như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu…

Ngoài ra, chú trọng đầu tư cả về cơ chế chính sách, nguồn lực để xây dựng hệ thống thông tin và dự báo thị trường lao động đa tầng từ cấp tỉnh, cấp vùng tới toàn quốc, đa lĩnh vực theo ngành nghề, có các cấp trình độ khác nhau.

Việc đẩy mạnh xây dựng chính sách việc làm trên nguyên tắc có tính dự báo, tầm nhìn chiến lược, chủ động, phù hợp với cơ chế thị trường sẽ góp phần thúc đẩy việc tạo việc làm mới, việc làm sáng tạo, chất lượng cao, việc làm bền vững, việc làm xanh, phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa.

Để giải phóng triệt để sức sản xuất, Việt Nam cũng quan tâm tới việc dịch chuyển lao động, việc làm theo địa lý, địa bàn; đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước, hình thành cơ chế kết nối cung cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước. Việt Nam sẽ chú trọng đào tạo những kỹ năng cho người lao động (ngoại ngữ, tay nghề) để hội nhập với thị trường lao động thế giới.

Thị trường lao động phải phục vụ đắc lực, hiệu quả việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với định hướng đó, Việt Nam quyết tâm xây dựng, khai thác hiệu quả thị trường lao động để có thể phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác