(VOV5) - Thời gian gần đây, một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí bịa đặt, xuyên tạc, cho rằng Việt Nam “bóp nghẹt” tự do ngôn luận, tự do báo chí, hạn chế và ngăn cấm sử dụng mạng internet... Điển hình là trong báo cáo hằng năm đưa ra trước Ngày tự do báo chí thế giới 3-5-2012 mới đây, Tổ chức Freedom House đã xếp VN trong nhóm nước không có tự do báo chí. Để giúp thính giả có cách nhìn đúng đắn về hoạt động báo chí nói chung, internet nói riêng, đang diễn ra hết sức sôi động ở VN, trái ngược với những bịa đặt của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước VN luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Tính đến tháng 3-2012, cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, tăng gấp 3 lần so với năm 1986, hàng nghìn phóng viên khác đang hoạt động báo chí chuẩn bị đến thời hạn được cấp thẻ nhà báo; 786 cơ quan báo chí in với 1.016 ấn phẩm, 67 đài phát thanh-truyền hình Trung ương và cấp tỉnh...
Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin rất mạnh, trong đó Internet đã về tận thôn bản. Điều này đã được các nước trên thế giới thừa nhận. Chúng ta có thể có tất cả những thông tin trên internet nếu chúng ta muốn. Vì vậy, nói Internet Viêt Nam bị hạn chế là không đúng".
|
Đông đảo phóng viên tác nghiệp tại buổi khai mạc Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Ảnh: qdnd |
Bên cạnh việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, báo chí luôn phát huy quyền dân chủ rộng rãi, chủ động tham gia phản biện xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi quốc nạn tham nhũng và các tệ nạn, tiêu cực xã hội. Báo chí VN thực sự là diễn đàn để phát huy quyền làm chủ, quyền tự do ngôn luận của người dân, là một kênh thông tin quan trọng phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Báo chí Việt Nam không có “vùng cấm”, mà luôn phản ánh trung thực, toàn diện mọi mặt đời sống xã hội, cả những mặt tích cực và tiêu cực, cả tình hình trong nước và quốc tế.Ở VN, các loại hình báo chí: báo nói, báo hình, báo in và báo mạng đều được quan tâm đầu tư, phát triển. Riêng về lĩnh vực Internet, nếu nói Việt Nam hạn chế Internet thì trong hơn 10 năm qua kể từ lần đầu tiên VN truy cập mạng Internet toàn cầu đến nay, không thể có được con số 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm gần 31% dân số ở thời điểm này. Ông Phạm Quốc Nhật, Giám đốc Công ty phần mềm Nhật Cường ở Hà nội, cho rằng: "
Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng Internet nhanh nhất khu vực và nằm trong số các quốc gia tăng trưởng Internet cao nhất thế giới. Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin Truyền thông, nhấn mạnh mấu chốt của sự phát triển vượt bậc đó chính là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực báo chí nói chung, công nghệ Internet nói riêng. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam có những quy định trong sử dụng Intenet để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, an ninh quốc gia…Vì vậy, nếu đòi hỏi tự do Internet nói riêng và báo chí nói chung, theo cách hiểu chỉ từ một phía, là áp đặt, phiến diện, một chiều: "VN khuyến khích việc ứng dụng internet trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao năng suất lao động. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn pháp luật về internet. VN cũng có biện pháp để ngăn chặn những hành vi lợi dụng internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của pháp luật và để bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của internet".
Bà Yaima, một người Tây Ban Nha nhiều năm sinh sống tại VN, cho rằng những phát biểu về việc hạn chế Internet ở Việt Nam là thiếu khách quan. Theo bà, không chỉ người Việt Nam mà người nước ngoài như bà khi đến Việt Nam, việc tiếp cận dịch vụ Internet cũng rất dễ dàng. Thực tế, chính sách xây dựng, quản lý Internet của VN cũng như hầu hết các nước là thúc đẩy phát triển Internet, tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận dịch vụ một cách thuận lợi nhất, phù hợp với pháp luật mỗi nước và cam kết quốc tế. Do vậy, không thể nói nước này, nước kia tự do, hay không có tự do Internet, cũng như không thể nói nước này, nước kia tự do, hay không có tự do báo chí: "Từ khi có mặt tại Việt Nam đến nay, tôi không gặp một khó khăn nào khi tiếp cận dịch vụ Internet. Tại Việt Nam tôi vẫn kết nối với người thân ở nhà. Tôi nghĩ mọi quốc gia đều có những quy định riêng trong xây dựng, phát triển Internet theo nguyện vọng, lợi ích quốc gia".
Vài dẫn chứng nêu ra để thấy rằng Việt Nam không bao giờ coi Internet là “kẻ thù” như tổ chức "Phóng viên không biên giới" đã nêu trong cái gọi là “Báo cáo thường niên 2012” mới đây. Sự phát triển của Internet và hoạt động báo chí VN đã cho thấy tự do báo chí ở Việt Nam không chỉ được bảo đảm bằng hệ thống luật pháp, những cơ chế, chính sách thông thoáng, thuận lợi mà còn được thể hiện sinh động trong thực tế cuộc sống. Những gì tổ chức “Phóng viên không biên giới”, tổ chức Freedom House và một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho rằng Việt Nam không có tự do báo chí, bị hạn chế và ngăn cấm sử dụng mạng internet rõ ràng trái ngược với thực tế VN. Những thông tin bịa đặt này càng cho thấy các thế lực phản động ngày càng ra sức sử dụng mọi phương thức, thủ đoạn chống phá VN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá nhằm hạn chế sự phát triển và hội nhập của VN./.