(VOV5) -Cuộc khảo sát được WEF thu thập dữ liệu từ 64.000 công dân ÁEAN.
Đây là kết quả một cuộc khảo sát do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) phối hợp thực hiện cùng Sea, tập đoàn Internet có trụ sở tại Singapore thực hiện, được công bố bên lề Diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 cho tất cả” ngày 11/9, tại Hà Nội
Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF Justin Wood. -Ảnh: WEF. |
Cuộc khảo sát được WEF thu thập dữ liệu từ 64.000 công dân ASEAN chủ yếu từ 6 nước: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines và Việt Nam.
Theo đó, 52% người dưới 35 tuổi tin rằng công nghệ sẽ tạo thêm việc làm, trong khi 67% cho rằng công nghệ sẽ giúp họ có thu nhập cao hơn. Tại Việt Nam, hơn một nửa số người trẻ được hỏi đều có cái nhìn lạc quan về ảnh hưởng của công nghệ với việc làm.
Ông Klaus Schwab, Chủ tịch, người sáng lập WEF cho rằng: "Nhiều người e ngại về vấn đề nhiều việc làm sẽ mất đi khi cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng phát triển, tuy nhiên, nhiều cơ hội việc làm mới sẽ xuất hiện, quan trọng là mỗi cá nhân cần chuẩn bị sẵn sàng bằng cách trang bị những kỹ năng cần thiết. Thế hệ trẻ chính là những người sẽ thích ứng và ứng dụng công nghệ mới nhanh nhất. Đây là nền tảng cần thiết khi xây dựng hệ sinh thái về tinh thần doanh nhân. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế của mỗi quốc gia bởi đây chính là động lực của công nghệ mới."
Theo đánh giá, ASEAN là thị trường lao động trẻ nhiều tiềm năng và nguồn nhân lực trẻ đang ngày càng mở rộng. Dân số thuộc độ tuổi lao động trong khu vực tăng trung bình 11.000 người/ngày và tiếp tục phát triển với tốc độ này trong 15 năm tới. Đây hoàn toàn là thế mạnh của ASEAN trong việc nắm bắt những cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại.