(VOV5) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS là hết sức cần thiết nhằm mục đích tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Tiếp tục chương trình phiên họp 47, ngày 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp thứ 47 ngày 10/8/2020.Ảnh: quochoi.vn
|
Sau khi Luật phòng, chống HIV/AIDS được ban hành năm 2006, công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức triển khai Luật đã được triển khai đồng bộ với sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS là hết sức cần thiết nhằm mục đích tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, góp phần giảm số người nhiễm mới HIV xuống dưới 1 nghìn trường hợp, giảm số tử vong do AIDS đạt mức dưới 1 trường hợp trên 100 nghìn dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).