(VOV5) - Chúng ta phải làm sao dồn sức, dồn lực làm sao để cho các DNNVV hiểu được các điểm quan trọng của hiệp định đối với Doanh nghiêp của mình.
Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020. EVFTA được đánh giá là đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế của chúng ta đang bị suy giảm và đối mặt với hàng loạt khó khăn do đại dịch Covid-19.
Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, ngay sau khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ mang lại cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp. Bởi cho đến thời điểm hiện nay, EU mới chỉ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 42% dòng thuế của hàng hóa Việt Nam vào EU. Tuy nhiên cũng còn nhiều thách thức cần phải tháo gỡ để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác những cơ hội mà Hiệp định mang lại, bởi có tới hơn 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ. PV Nguyên Long PV TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam về nội dung này:
Nghe âm thanh PV tại đây:
PV. Thưa ông, ông nhìn nhận như thế nào về cơ hội từ hiệp định EVFTA mang lại cho DNVN và khả năng DNNVV Việt Nam có thể tận dụng được các lợi thế này?
TS Nguyễn Văn Thân: Đối với Hiệp định EVFTA chúng tôi rất hào hứng là bởi hàng hóa giữa EU và Việt Nam nó bổ trợ nhau, tức là những thứ mà EU cần như hàng nông sản chế biến, sản xuất dệt may, da giày… còn bên ta thì về các thiết bị hiện đại tiên tiến mà chúng ta muốn nâng tầm thì chúng ta phải nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, thì rõ ràng là hai bên bổ trợ lẫn nhau. Thì đây là một hiệp định tôi cho là có chất lượng rất cao. Chính những thách thức, đòi hỏi của hiệp định thì cái nguy là bước đầu chúng ta tiệm cận với khó khăn nhưng chúng ta muốn phát triển thì chúng ta phải chấp nhận điều đó.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam tại Hội nghị "Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA”. - Ảnh Congthuong.vn |
Nếu không có áp lực của hiệp định này và kể cả hiệp định CPTPP – 2 hiệp định này cho DN sức ép cần phải thay đổi. Tư duy thay đổi, công nghệ thay đổi, quản trị điều hành thay đổi thì mới đáp ứng được. Thì tôi nghĩ là ban đầu DN của chúng ta sẽ khó khăn, nhưng đấy cũng chính là cơ – để Doan nghiệp chúng ta buộc phải tập trung vào những cái đòi hỏi đó thì tôi nghĩ DN sẽ giải quyết được những vấn đề đó, chứ nếu chúng ta vẫn cứ tiếp tục thỏa mãn, làm ăn theo kiểu cổ điển, truyền thống thì chúng ta không lớn mạnh được. thì tôi nghĩ đó chính là cơ – là áp lực khiến chúng ta phải thay đổi.
Thứ hai là Chính phủ phải tập trung cải cách hành chính, các cơ chế, chính sách là phải đi theo để cho phù hợp với các cam kết của hiệp định, kể cả chính sách đối với người lao động nữa.
PV. Vậy, đâu là thách thức lớn nhất của cộng đồng DNNVV Việt Nam khi hiệp định EVFTA được đi vào thực thi từ đầu tháng 8/2020, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Thân: Cộng đồng DN thì có những khó khăn có thể kể đến như thế này. Một là khi hiệp định có hiệu lực thì các DN FDI của EU học sẽ tham gia vào thị trường của chúng ta, họ sẽ đầu tư cả về vốn, công nghệ, mở nhà máy, công xưởng tại Việt Nam.Việt Nam là địa điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư. DN Việt Nam vướng ở chỗ năng lực của ta yếu hơn họ nên sẽ khó khăn. Và như vậy việc thu hút nguồn lao động mang tính chuyên nghiệp cao thì DN của họ chắc chắn tuyển lao động sẽ thuận lợi hơn chúng ta. Vậy nên DNNVV sẽ bị thiếu một nguồn lực lao động chính có tính chuyên nghiệp cao.
Thứ 2 là vốn. Muốn nói gì thì nói chúng ta phải có vốn. Vốn của DNNVV của ta chắc chắn là nhỏ hơn các bạn. Ví dụ DN của EU đầu tư vào đây là người ta đãcó sự chuẩn bị từ trước rồi. Từ vốn cho đến con người, rồi việc tính toán đầu tư mặt hàng gì ở đây thì chắc chắn đã có sự chuẩn bị từ trước rồi. Còn mình, mặc dù trên sân nhà nhưng sau khi có hiệp định này mình mới có thể triển khai được những cái mà chúng ta có lợi thế. Mà lợi thế là gì, lợi thế là về hàng nông sản thực phẩm, chế biến, dệt may, giày dép.. thì những cái đấy rất may cho chúng ta là trước nay khi triển khai thực hiện các hiệp định song phương chúng ta làm rất là tốt. Điều kiện của các nước EU khi mà mình xuất khẩu những mặt hàng đó sang thì các điều kiện đã có sẵn và nhiều DN của ta đã xuất khẩu sang đó, thì những DN đó chúng ta không ngại. tức là sau khi có hiệp định EVFTA thì kh xuất khẩu vào các nước EU thì từng DN phải đi xin giấy phép nữa mà giấy phép này là giấy phép chung. Cho nên trên cơ sở hiệp định này người ta mới sản xuất, và nếu đúng, đủ điều kiện thì người ta sẽ nhập khẩu, còn nếu không đủ điều kiện thì chúng ta không thể xuất khẩu ra nước ngoài được. Tại sao tôi nói là khó khăn – vì điều kiện của họ rất cao, kể cả về điều kiện lao động, kể cả điều kiện môi trường, xuất xứ hàng hóa v.v. nếu chúng ta không đáp ứng dược những yêu cầu đó thì chúng ta không xuất khẩu được, mà đặc biệt là đối với DNNVV.
Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam đã tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA” theo hình thức trực tiếp. - Ảnh congthuong.vn |
Cái khó khăn thứ 3 tôi muốn nói là vấn đề thông tin. DNNVV trước đây thường “ỷ lại” và chưa quan tâm nhiều lắm, cho nên bây giờ DNNVV cần phải tiếp cận thông tin nhiều chiều, phải hiểu được hiệp định EVFTA này lợi thế của chúng ta là gì, khó khăn là những gì, điều kiện để chúng ta nhập và xuất đốivới Liên minh châu Âu – một thị trường rộng lớn và khó tính như thế thì chúng ta phải làm những gì.. Chúng ta còn một khó khăn nữa là vấn đề công nghệ. Công nghệ đối với DNNVV của ta là hơi yếu.
PV: Trước những khó khăn, thách thức như ông vừa nói, Hiệp hội DNNVV Việt Nam có đề xuất, kiến nghị gì để chúng ta nhập và để hỗ trợ cho cộng đồng DNNVV VN có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội mà EVFTA mang lại?
Ông Nguyễn Văn Thân: Về việc cải cách thủ tục hành chính, các cơ chế, chính sách thì người đề xuất lên Chính phủ là trách nhiệm của Bộ Công Thương. Chúng tôi đề xuất một cách rất thực tế, đó là ngay từ bây giờ chúng ta phải làm sao dồn sức, dồn lực làm sao để cho các DNNVV hiểu được các điểm quan trọng của hiệp định đối với Doanh nghiêp của mình để xuất khẩu sang các nước EU, nếu không hiểu thì chắc chắn chúng ta sẽ hỏng.
Đề xuất lớn thứ 2 mà tôi rất tâm đắc, tức là về thu hút FDI, tức là bây giờ mình là miền đất rất thuận lợi để các công ty nước ngoài đầu tư vào trong nước, chính trị ta ổn định, xã hội ta ổn định thì các nhà đầu tư người ta sẽ quan tâm ngay, thì chúng tôi đề xuất thứ nhất là bằng mọi cách chúng ta phải đầu tư về năng lực cạnh tranh, phải có nguồn lực của Chính phủ, vừa đầu tư về vật chất, đầu tư về con người thì chúng ta mới đáp ứng được.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!