(VOV5) - Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế cần phối hợp chặt chẽ, đấu tranh loại bỏ các thông tin sai lệch về Biển Đông từ phía Bắc Kinh.
Thời gian qua, hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp được Trung Quốc cài cắm ở mọi nơi: từ cái áo, quả địa cầu, bản đồ, bản đồ số, phim ảnh, sách giáo trình…, cho thấy Trung Quốc không từ bỏ bất cứ cơ hội và thủ đoạn nào để phổ biến các yêu sách phi lý trên Biển Đông. Giáo sư Carl Thayer, Đại học Australia trả lời phỏng vấn VOV về nội dung này.
Giáo sư danh dự Học viện Quốc phòng Australia Carl Thayer |
Phóng viên: Thưa Giáo sư, là người từng nghiên cứu rất kỹ về Biển Đông, ông đánh giá như thế nào về chiến dịch cài cắm “đường lưỡi bò” trong các sản phẩm lưu hành rộng rãi của Trung Quốc thời gian qua?
GS Carl Thayer: Nhiều quốc gia đang lo ngại về mối đe dọa an ninh từ chiến dịch tâm lý chiến này của Trung Quốc. Không chỉ riêng Việt Nam mà cả Australia cũng đang phải đối mặt với vấn đề trên. Chiến tranh tâm lý hay chiến dịch cài cắm “đường lưỡi bò” trong các sản phẩm lưu hành rộng rãi chỉ là một trong nhiều mặt trận nhằm mục đích cuối cùng, chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc.
Chiến tranh tâm lý là một hoạt động quan trọng trong chiến thuật của Trung Quốc, là cách giành chiến thắng trong cuộc chiến mà không cần đánh, không sử dụng vũ khí quân sự.
Hình thức tuyên truyền này không chỉ được sử dụng đối với Việt Nam, mà còn ở nhiều nước khác trong khu vực, thậm chí cả ở Australia. Chúng tôi cũng thường xuyên đối mặt với những vấn đề tuyên truyền này. Ví dụ như các trang điện tử giả mạo (fake website), luôn thể hiện quan điểm ủng hộ Trung Quốc”. Chiến tranh tâm lý là một hoạt động quan trọng trong chiến thuật của Trung Quốc, là cách giành chiến thắng trong cuộc chiến mà không cần đánh, không sử dụng vũ khí quân sự.
Hiện nay, trên nền tảng công nghệ thông tin, cho phép thực hiện các hình thức chiến tranh mới trên không gian mạng và cả chiến tranh tâm lý nữa. Đây là một mặt trận mới và rất nguy hiểm. Trung Quốc rất biết cách phát triển các chiến thuật mới, nhằm cài đặt hình ảnh “đường lưỡi bò”, thể hiện những yêu sách phi lý, bất hợp pháp của họ về vấn đề Biển Đông.
"Đường lưỡi bò" phi pháp mà Trung Quốc tuyên bố yêu sách hòng độc chiếm Biển Đông. |
Phóng viên: Theo ông vì sao Trung Quốc cố gắng thúc đẩy đòi hỏi “đường lưỡi bò” ở Biển Đông?
GS Carl Thayer: Trung Quốc đang cố tình thúc đẩy yêu sách “đường lưỡi bò” và ngang nhiên tuyên bố đây là khu vực có các nguồn tài nguyên của mình bị các nước khác cướp mất. Chính vì thế, Trung Quốc đã tìm cách viết lại lịch sử khi tuyên bố họ là quốc gia đầu tiên phát hiện ra khu vực này và muốn gạt Mỹ ra khỏi đây. Trung Quốc muốn trở thành cường quốc mới nổi tại khu vực, không chỉ ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương mà cả châu Á và Biển Đông chính là trung tâm trong tham vọng này. Trung Quốc không muốn Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác hợp tác với các quốc gia trong khu vực và muốn các quốc gia phải phụ thuộc vào họ. Việc độc chiếm Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc không chỉ về địa chính trị mà còn về nguồn dầu khí dồi dào tại đây.
Trung Quốc không muốn Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác hợp tác với các quốc gia trong khu vực và muốn các quốc gia phải phụ thuộc vào họ. Việc độc chiếm Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc không chỉ về địa chính trị mà còn về nguồn dầu khí dồi dào tại đây.
Trung Quốc muốn thiết lập bá quyền thông qua phát triển các nguồn lực trên biển (bao gồm dầu mỏ và khí đốt) tại vùng biển trong khu vực "đường chín đoạn". Vì thế, Trung Quốc ngăn cản các hoạt động khai thác dầu của các quốc gia ven biển và tạo sức ép buộc các nước này phải tham gia các dự án khai thác chung với Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc muốn loại bỏ sự tham gia của các cường quốc bên ngoài trong việc phát triển nguồn lực biển tại Biển Đông. Điều này được thể hiện rõ qua hành động của phái đoàn Trung Quốc tại các ghi chép đàm phán Bản dự thảo cuối cùng của Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) được thông qua bởi các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái. Đại diện Trung Quốc đề nghị hợp tác kinh tế biển cần được tiến hành với Trung Quốc và quốc gia ven biển mà “không được tiến hành thông qua hợp tác với các công ty thuộc các quốc gia bên ngoài khu vực. Tuy nhiên, khu vực Biển Đông giờ đây là mối quan tâm của không chỉ các quốc gia trong khu vực mà còn của các quốc gia khác.
Phóng viên: Vậy theo ông, Việt Nam cần phải có những kế sách gì để ngăn chặn âm mưu này của Trung Quốc?
GS Carl Thayer: Việt Nam cần tạo ra một mặt trận thống nhất trong cả nước, nhằm đáp trả chiến dịch trên. Cần nói rõ cho người dân và cộng đồng quốc tế biết về quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề này. Tôi nghĩ rằng, Việt Nam biết cách hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Đặc biệt cần sử dùng nhiều kênh thông tin, truyền tải nội dung phản đối hành động chiến tranh tâm lý của Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam, cũng như Australia và các nước trong khu vực, cần phối hợp tốt hơn nữa, để đáp trả lại cuộc chiến tâm lý và đấu tranh loại bỏ các thông tin sai lệch về Biển Đông từ phía Bắc Kinh.
Việt Nam cần tận dụng cơ hội khi đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, trở thành người dẫn đầu nhằm lên tiếng trước những động thái không phù hợp của Trung Quốc tại Biển Đông.
Việt Nam cần nỗ lực trong việc tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, cùng với đó là những hoạt động tích cực tuyên truyền. Ví dụ việc tổ chức Hội nghị, hội thảo mời các chuyên gia đến và mỗi diễn giả, học giả sẽ là một sứ giả mang thông điệp về Biển Đông đến với các quốc gia của họ. Ngoài ra, Việt Nam cần tận dụng cơ hội khi đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, trở thành người dẫn đầu nhằm lên tiếng trước những động thái không phù hợp của Trung Quốc tại Biển Đông. Việt Nam hiểu rõ tầm quan trọng đối với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, các mối quan hệ song phương đa phương hòa hữu. Việt Nam đang tận dụng tốt những thế mạnh này và cần có sự hài hòa trong chiến lược với các nước lớn.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!