(VOV5) - PV Đài TNVN phỏng vấn ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam.
Thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những ưu tiên trong chiến lược hoạt động đến năm 2030 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Từ nhiều năm qua, Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong công tác bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, ADB cam kết tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và các đối tác thúc đẩy công tác bình đẳng giới tại Việt Nam nhằm. Hiện ADB đang ưu tiên triển khai chương trình hỗ trợ tài chính và tín dụng cho hàng trăm doanh nghiệp nữ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
PV: Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới 2021 do UNFPA, ADB, ILO và các đối tác quốc tế khác vừa công bố mới đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đạt được nhiều tiến bộ về thúc đẩy bình đẳng giới. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng cách giữa mục tiêu, kỳ vọng so với thực tế. Xin ông cho biết thêm về điều này?
Báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 cho thấy rằng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt nhiều năm qua, Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong công tác bình đẳng giới, đặc biệt về tốc độ tăng trưởng GDP. Trong kết quả đó có đóng góp không nhỏ của phụ nữ bởi nữ giới hiện nữ chiếm hơn 40 phần trăm lực lượng lao động của Việt Nam. Trong khu vực nhà nước, mặc dù Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt cao ở mức 30%. Song tôi thấy rằng, sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo, chủ chốt để ra quyết định còn khá thấp. Theo báo cáo, con số này chỉ là 2/18 vị trí trong khi tỷ lệ này trên thế giới trung bình vào 20-22 %.
Một khó khăn này sinh có thể cản trở nỗ lực về bình đẳng giới không chỉ ở Việt Nam là dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra. Rõ ràng, phụ nữ đang là những đối tượn bị tổn thương nhiều nhất. Dịch bệnh làm đứt gãy chuỗi cung ứng khiến, họ mất việc làm và nguồn thu nhập, cộng thêm trách nhiệm chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái đang làm càng gia tăng áp lực đối với phụ nữ.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam. |
PV: Thưa ông, trong chiến lược hoạt động tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới được ADB dành sự ưu tiên như thế nào, thông qua các dự án, chương trình đang triển khai hiện nay?
Vâng, ADB là Ngân hàng phát triển châu Á, chúng tôi đang theo đuổi chiến lược đến năm 2030 với mục tiêu là hướng tới một khu vực châu Á- Thái Bình Dương phát triển bao trùm, thịnh vượng và bền vững. Những lĩnh vực được ưu tiên gồm giải quyết đói nghèo, bất bình đẳng, chống biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh. Một trong 7 ưu tiên phải thực hiện và báo cáo xuyên suốt là về bình đẳng giới. Chính vì thế, thông qua các dự án hoạt động tại Việt Nam, ADB luôn dành sự ưu tiên triển khai các dự án tập trung hỗ trợ phu nữ trẻ em.
Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy rằng báo cáo này đặc biệt đề cập đến phân tích giới trong các lĩnh vực hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam, chẳng hạn như môi trườngvà phát triển đô thị và nông thôn. ADB đóng góp tài trợ cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ dễ tiếp cận hơn, giá cả phải chăng và an toàn hơn cho người dùng và người thụ hưởng, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ và các đối tác phát triển để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.”
Từ phải qua trái: ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á ADB tại Việt Nam, Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam, Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie tại buổi lễ công bố báo cáo tổng quan về bình đẳng giới tại Việt Nam năm 2021. Ảnh Hà Linh |
PV: Vâng, tại Việt Nam, ADB đang triển khai những về hỗ trợ cụ thể gì để giúp phụ nữ, trẻ em gái ứng phó với các cú sốc bên ngoài chẳng hạn dịch bệnh Covid-19 hay biến đổi khí hâu, thưa ông?
Kể từ năm ngoái đến nay, có thể nói, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực kiểm soát khá thành công dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 gây ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế cũng như cuộc sống của người dân, đặc biệt là các địa phương phía Nam.
Trong hoàn cảnh này thì ADB có những cách sau để hỗ trợ. Thứ nhất, chúng tôi đã có một chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nữ thông qua Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. ADB cung cấp một khoản tài chính hỗ trợ không hoàn lại, đồng thời là khoản vay ưu đãi để giúp các ngân hàng đó hỗ trợ các doanh nghiệp nữ bị ảnh hưởng như là trả lãi suất, trả một phần khoản vay đến hạn…giúp họ duy trì hoạt động từ 6 tháng đến-1 năm tùy tình hình. Có khoảng 500 doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ chính sách này của ADB. Ngoài ra, ADB làm việc và thuyết phục các ngân hàng điều chỉnh lãi suất, giãn nợ hay làm những gì tốt nhất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.Thứ 2, ADB thảo luận với cơ quan chính phủ các bộ, ngành xung quanh các nội dung về tín dụng và ngân sách, phát triển hạ tầng dịch vụ. Thứ 3, chúng tôi đang triển khai các dự án giá trị khoảng 3,5 triệu USD, liên quan các lĩnh vực về phát triển hạ tầng, giao thông, đô thị, nông nghiệp, môi trường… Tất cả đều liên quan đến việc chính phủ Việt Nam sẽ trao thầu cho các doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, bơm tiền vào nền kinh tế....
Nữ giới hiện nữ chiếm hơn 40 phần trăm lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay. Ảnh minh họa Economy.vn |
Với sứ mệnh cùng với kinh nghiệm của mình, ADB mong muốn tiếp tục hợp tác và hỗ trợ chính phủ Việt Nam tháo gỡ điểm nghẽn, vướng mắc cũng như đề xuất giải pháp cho chương trình tái thiết, phục hồi nền kinh tế, ổn định thị trường tài chính, cân bằng chính sách tiền tệ và tài khóa. Đó là những vấn đề quan trọng của Việt Nam đồng thời cũng là mục tiêu hướng tới trong hoạt động của ADB tại Việt Nam hiện nay.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông.