(VOV5) - Sau 75 năm Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24-11-1946), Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc.
Ngày 24/11/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; cũng như kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ. Như vậy, sau 75 năm Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24-11-1946), Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước. PV Đài TVNVN phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
PV: Thưa Bộ trưởng, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ được tổ chức vào ngày 24/11 tới ngay sau 2 hội nghị quan trọng của Ngành Nội chính và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xin Bộ trưởng đánh giá về tầm quan trọng và ý nghĩa của hội nghị lần này?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Năm 2021 là năm đất nước có rất nhiều sự kiện chính trị hết sức quan trọng. Đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước 10 năm mà Nghị quyết Đại hội đã xác định. Tại Đại hội 13, Đảng đã hoạch định đường lối phát triển đất nước đến năm 2030 nhân 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm ngày khai sinh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đặt ra một mục tiêu: Đất nước ta thời điểm đó phải là một đất nước công nghiệp phát triển. Đồng thời, ngoài ý nghĩa là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết của Đảng, chúng ta cũng nhìn thấy tình hình trong nước và thế giới có những thuận lợi và thách thức đan xen.
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng chia sẻ trước thềm Hội nghị Văn hóa toàn quốc |
Đất nước phải đối mặt với đại dịch COVID-19 mà từ tháng 4/2021, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đã gây ra nhiều thiệt hại rất lớn, trong đó có ngành văn hóa – thể thao và du lịch. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, có thể nói, từ lời hiệu triệu của Tổng Bí thư, đến Nghị quyết của BCH Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội đến các chương trình cụ thể của Chính phủ, cùng với sự đồng lòng, đồng sức của nhân dân, đến thời điểm này, chúng ta đã từng bước kiểm soát đẩy lùi dịch bệnh để đưa đất nước vào trạng thái bình thường mới theo hướng thích ứng an toàn, kiểm soát linh hoạt, hiệu quả.
Năm 2021 nữa là trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết phải gắn liền với các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của quê hương. Trong đó, năm 2021, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất. Chính vì vậy, đặt ra một yêu cầu là Bộ VHTT&DL phải chủ động tham mưu cho các cấp có thẩm quyền, sau đó, được Ban Bí thư giao nhiệm vụ cho các ban Đảng, cho các tổ chức có liên quan để tích cực tổ chức các hoạt động nhằm triển khai sớm Nghị quyết của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Theo đó, chúng tôi tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc mà mục tiêu quan trọng xuyên suốt của nó là triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 về văn hóa. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ của tất cả các tổ chức Đảng dưới sự điều hành lãnh đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Hội nghị này cũng có tính chất lịch sử.
PV: Vậy dự kiến nội dung xuyên suốt của Hội nghị sẽ tập trung thảo luận những vấn đề gì thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Nội dung trọng tâm xuyên suốt của Hội nghị lần này là dẫn luận, hệ thống lại quan điểm của Đảng, tư tưởng của Bác Hồ về vấn đề văn hóa; nhìn lại một cách sâu sắc hơn 35 năm dưới sự đổi mới của Đảng về lĩnh vực văn hóa, chúng ta đạt được những thành tựu gì, đang gặp khó khăn, yếu kém gì, rút ra được những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để từ đó nhận thức đúng và hành động đẹp. Từ nhận thức có tính chất hệ thống về các quan điểm, đường lối của Đảng, nhìn lại thực tiễn 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, ở góc độ văn hóa, yêu cầu đặt ra là phải xác định phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới là gì. Trên một trục xuyên suốt đó là phải phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Trọng tâm chính là chúng ta phải khơi dậy được khát vọng xây dựng đất nước của chúng ta hùng cường.
PV: Đại hội XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ chiến lược xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Vậy với chức năng của mình Bộ đã triển khai những giải pháp gì tham mưu cho Chính phủ triển khai xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển con người Việt Nam toàn diện thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước10 năm, từ nhận thức quán triệt các quan điểm của Đảng về văn hóa, chúng tôi xây dựng một chiến lược của đất nước đến năm 2030. Ngoài việc kế thừa những kết quả đã được qua chiến lược trước đây mà Chính phủ ban hành lần này trong chiến lược chúng tôi cũng không có tham vọng đặt ra quá nhiều vấn đề mà chỉ gom lại những nhiệm vụ có tính chất trọng tâm, cố gắng tìm những cái tháo gỡ được những điểm hẹn những vấn đề khó khăn để chúng ta đưa vào trong chiến lược; tiệm cận theo cách đấy chúng tôi có 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp của chiến lược trong đó tập trung nâng cao nhận thức một cách đầy đủ nhất về các quan điểm của Đảng, tư tưởng của bác Hồ về văn hóa, để chúng ta tuyên truyền phát triển xây dựng văn hóa con người Việt Nam.
Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn, nó bao trùm và quản lý và điều hành văn hóa lãnh đạo văn hóa phải có công cụ pháp luật và chúng ta phải chuyển tư duy điều này là chuyển từ ĐH 6 của Đảng đó là đổi mới tư duy thay vì chúng ta làm văn hóa chúng ta phải chuyển sang là quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, muốn quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa thì phải hoàn thiện về thể chế chính sách khuôn khổ pháp lý. Đây cũng là một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta chỉ đạo, đột phá về thể chế đột phá về hạ tầng, chúng tôi cũng phải đề cập đến vấn đề thể chế với thể chế.
Như vậy, Ngành văn hóa phải rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật mà đã thể hiện quan điểm đường lối của Đảng để xem ở lĩnh vực nào chúng ta đang thiếu, lúc nào chúng ta cần phải bổ sung, hoàn thiện, phải phát hiện được những điểm nghẽn trong này để xây dựng các quy định pháp luật, nói rộng hơn là đó các luật các nghị định và Thông tư là cụ thể các luật, các nghị định thông tư. Nhưng cách tiếp cận về xây dựng luật là không phải chỉ là công cụ quản lý là tạo ra một động lực phát triển về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, để tạo ra một động lực phát triển cho đất nước, khả năng hội nhập, đó là các môi trường văn hóa mà chúng ta phải hướng vào có trọng tâm, trọng điểm vừa toàn diện nhưng phải có trọng tâm trọng điểm có điểm nhấn.
Cùng với đó phải nâng cao chất lượng hoạt động hiệu quả của văn hóa, ở đây thì có rất nhiều trong lĩnh vực về chất lượng hoạt động thì nó bao gồm cả những cái hoạt động của văn học nghệ thuật với tư cách là bồi dưỡng để xây dựng những giá trị chân thiện mỹ để hướng con người tới cái đẹp đi theo một quy luật riêng của nghệ thuật để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng 54 dân tộc anh em trong một chỉnh thể thống nhất của văn hóa Việt Nam. Đó là phải nâng cao chất lượng của các đoàn nghệ thuật, trung tâm lớn nghệ thuật của quốc gia để làm tròn trách nhiệm này; suy rộng ra đó là có những vấn đề nghệ thuật mang tính hàn lâm mà phải được phổ biến và quán triệt, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến văn hóa quần chúng đó là các phong trào từ quần chúng nhân dân để bổ sung để làm phong phú thêm cho văn hóa của hàn lâm nghệ thuật Việt Nam.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.