(VOV5) - Ba tháng tới sẽ là giai đoạn quan trọng để đi đến những hiểu biết chung tích cực tiến bộ đầy đủ kỳ vọng từ phía Việt Nam để có những yếu tố tốt cho quá trình xem xét thuận lợi.
Phái đoàn Ủy ban thương mại Quốc tế, Nghị viện Châu Âu vừa có chuyến công tác tại Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viên EU cũng như thảo luận về thỏa thuận thương mại tự do (EVFTA) và đầu tư (EVIPA) được ký kết. Hai bên tin tưởng việc thông qua và triển khai thực hiện hai hiệp định này sẽ sớm được thúc đẩy. Nhân dịp này, ông Bern Lange, Chủ tịch Ủy ban thương mại Quốc tế nghị viện Châu Âu phỏng vấn báo chí về hoạt động của Đoàn tại Việt Nam lần này.
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
Ông Bern Langge, Chủ tịch Ủy ban thương mại Quốc tế nghị viện Châu Âu ( ngồi giữa) cùng đoàn công tác thông báo với báo chí về chuyến làm việc tại Việt Nam. -
Ảnh HL |
PV: Xin ông cho biết kết quả sau những cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam về việc thúc đẩy phê chuẩn hai thỏa thuận thương mại và đầu tư đã được ký kết giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam?
Có thể nói quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu Việt nam đã diễn ra lâu dài. Chúng tôi theo dõi rất kỹ cả quá trình cho đến khi ký kết cả hai hiệp định EVFTA, EVPA mà chúng ta đang có hiện nay. Trong chuyến thăm này, chúng tôi đã có những cuộc thảo luận rất nhiều vấn đề liên quan đến 2 hiệp định cũng như quá trình thực thi sau này. Hoạt động của Đoàn chúng tôi tại Việt Nam lần này mang tính chất tìm hiểu thông tin thực tế trước khi Nghị viện châu Âu (EP) đưa ra kết luận cuối cùng.
Điều đó có vai trò quan trọng, để làm sao EP có đủ thông tin cho bước cuối cùng về xem xét phê chuẩn. Tuần này, chúng tôi có buổi họp chi tiết vế kết quả chuyến thăm Việt Nam và việc bỏ phiếu đầu tiên diễn ra vào 21/01 năm sau vào phiên toàn thể của Nghị viện vào tháng 2 sau đó. Chúng tôi vui mừng khi tiếp xúc, thảo luận các nội dung liên quan đến các hiệp định sẽ được triển khai thời gian tới và thảo luận với nhiều bên liên quan bao gồm các tổ chức xã hội dân sự, đại diện lãnh đạo doanh nghiêp, cộng đồng Doanh nghiệp và từ cấp Bộ trưởng các bộ như Bộ Công thương, Lao Động, Ngoại giao, Công an đến Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Trung ương và Thủ tướng Chính phủ.
Chúng tôi đã có được một bức tranh tổng thể về các bên liên quan để có thể đánh giá được quá trình thực thi sau này tác động như thế nào với các bên này. Ngoài ra, chúng tôi đánh giá cuộc gặp với Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng hết sức quan trọng bởi vì Quốc hội Việt Nam là đang đối tác trực tiếp của nghị viện EU. Chúng tôi cũng đã thảo luận các nội dung hợp tác quan trọng.
Chủ tịch Ủy ban thương mại Quốc tế nghị viện Châu Âu và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh VGP |
PV: Thưa ông, những yếu tố nào đang ảnh hưởng đến tiến trình phê chuẩn hai hiệp định vừa nêu của EP đối với Việt Nam?
Để cân nhắc cho việc xem xét phê chuẩn, chúng tôi rất quan tâm đến các vấn đề sau đây. Đầu tiên đó là công ước cơ bản còn lại của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đó là yếu tố cực kỳ quan trọng mà Nghị viện chúng tôi quan tâm. Bởi vì chúng tôi tin rằng, thương mại là động lực cho sự phát triển bền vững và lợi ích đem lại từ quá trình trao đổi thương mại phải dành cho mọi người dân, đặc biệt cho người lao động bình thường và quyền người lao động cũng cần được đảm bảo, ví như quyền thương lượng tập thể hay thành lập một tổ chức độc lập của người lao động.
Một vấn đề quan trọng chúng tôi cũng rất quan tâm nữa, đó là Luật an ninh mạng. Các bạn hình dung 2 mặt vấn đề, một mặt là rất cần bảo vệ không gian mạng trước các cuộc tấn công đặc biệt trong thời kỳ kinh tế số hiện nay. Mặt khác cũng phải cẩn trọng những quy định liên quan luật này như yêu cầu về lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp về quản đặc biệt trong bối cảnh bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân, không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp.
Phái đoàn EP làm việc tại Bộ lao động- Thương binh xã hội Việt Nam, Ảnh VGP |
PV: Thưa ông, việc ngành thủy sản Việt Nam đang bị EU áp dụng thẻ vàng cảnh cáo có ảnh hưởng đến quá trình phê chuẩn không và ông đánh giá như thế nào về nỗ lực của Việt Nam trong cam kết thực hiện để được EU gỡ bỏ chế tài này?
Tất nhiên có một tác động nhất định nhưng không mang tính quyết định. Tuy nhiên điều quan trọng ở đây mới là thẻ vàng chưa là thẻ đỏ. Chúng tôi đánh giá, Việt Nam đang có những nỗ lực, biện pháp để cải thiện tình hình và đang theo hướng tích cực. Tôi muốn lưu ý là chúng ta rất cần phải cân nhắc tới nguồn trữ lượng thủy sản khi thực hiện nguồn trợ cấp dành cho đánh bắt thủy sản, không chỉ ở Việt Nam để làm sao bảo tồn được nguồn thủy hải sản cho tương lai. Chúng tôi hiểu rằng, đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Một trong những biện pháp mà Việt nam có thể làm được ngay là trang bị những thiết bị giám sát trên tàu cá để theo dõi và kiểm soát việc đánh bắt đó sao cho phù hợp. Tất cả nghĩa vụ của Việt Nam có thể làm được để cải thiện tình hình nếu làm được thì tôi tin rằng thẻ vàng của EU đối với nghề cá của Việt Nam sẽ được gỡ bỏ.
PV: Ông kỳ vọng như thế nào sau chuyến làm việc vừa qua để làm sao Việt Nam và EU sớm đi đến việc phê chuẩn và hiện thực hóa hai thỏa thuận về thương mại và đầu tư quan trọng này?
Tôi kỳ vọng vào những cuộc thảo luận và giải thích từ phía Việt Nam về những gì chúng tôi còn chưa rõ. Tuy nhiên, những đối thoại cần phải duy trì để các bên hiểu nhau hơn. Tôi xin nêu thêm về hai công ước cơ bản còn lại của ILO cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn. Tất nhiên là công ước về thương lượng tập thể đã được phê chuẩn là tín hiệu tích cực, đồng thời khả năng đưa vào thành lập công đoàn hay thành lập một tổ chức cho người lao động cũng là tích cực. Tuy nhiên, việc luật hóa và đưa vào thực thi như thế nào cũng là một vấn đề. Ở đây với Bộ luật lao động sửa đổi mới không chỉ bao trùm một số lượng nhất định những người có quan hệ lao động mà bao hàm rộng hơn đến 50 triệu lao động. Đó cũng gắn kết cả quá trình chúng ta thực hiện FTA sau này sẽ cải thiện tình hình, mang lại lợi ích cho đôi bên, cho tất cả những người lao động phổ thông ở cấp cơ sở.
Tôi cũng có đầy đủ lý do để tin rằng, những cam kết mạnh mẽ của ngài Thủ tướng và Bà chủ tịch quốc sẽ giúp đẩy mạnh việc EP phê chuẩn 2 hiệp định này. Các bạn có thể hình dung là cặp mắt của 751 nghị sĩ EP chúng tôi đang hướng sự theo dõi sát sao vào những diễn biến tích cực của Việt Nam để cân nhắc việc phê chuẩn tới. Ba tháng tới sẽ là giai đoạn quan trọng để đi đến những hiểu biết chung tích cực tiến bộ đầy đủ kỳ vọng từ phía Việt Nam để có những yếu tố tốt cho quá trình xem xét thuận lợi.