(VOV5) - Nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của bà, quỹ Rosa Luxemburg tổ chức rất nhiều sự kiện tại Việt Nam.
Sinh thời, Rosa Luxemburg là một nhà tư tưởng lỗi lạc và một nhân vật nổi bật của phong trào xã hội chủ nghĩa cổ điển. Nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của bà, quỹ Rosa Luxemburg tổ chức rất nhiều sự kiện tại Việt Nam.
Trong những năm vừa qua quỹ Rosa Luxemburg có hợp tác chặt chẽ với cơ quan chính phủ và quốc hội Việt Nam nhằm tư vấn và hoàn thiện các dự án luật. Nhân dịp này, tổng giám đốc Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á, ông Philip Degenhardt đã có những chia sẻ với VOV5.
Tổng giám đốc Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á, ông Philip Degenhardt trả lời phỏng vấn. |
PV: Quỹ Rosa Luxemburg được thành lập cách đây 31 năm nhưng đến tận năm 2009 mới đặt văn phòng đại diện tại khu vực Đông Nam Á tại Hà nội. Tuy nhiên cho đến nay quỹ đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ với với 15 đối tác trong khu vực, trong đó có các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tư vấn, các tổ chức chính phủ và quốc hội. Các tổ chức của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng nằm trong số đó. Vậy trong những năm vừa qua, quỹ đã đạt được kết quả nổi bật nào thông qua hợp tác với đối tác Việt Nam?
Degenhardt: Trong mối quan hệ với Quốc hội Việt Nam, quỹ Rosa Luxemburg hợp tác với viện nghiên cứu lập pháp. Cùng với viện, chúng tôi đã tổ chức các hội thảo chất lượng cao và các nghiên cứu chất lượng cao để hỗ trợ quá trình ra quyết định của các đại biểu quốc hội. Ví dụ năm 2019, chúng tôi đã tổ chức hội thảo về Luật Khám chữa bệnh, cũng như hội thảo góp ý dự thảo Bộ luật Lao động và trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng và kỹ thuật chất vấn tại quốc hội.
Và vào năm 2020, chúng tôi đã xuất bản một cuốn sách cùng với viện Nghiên cứu lập pháp, đề cập đến những câu hỏi mở của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 về tình hình kinh tế - xã hội và đưa ra các khuyến nghị chính trị. Việc hợp tác lần thứ hai với chính phủ Việt Nam được tiến hành thông qua Ủy ban Đối ngoại.
Chúng tôi ủng hộ cuộc đối thoại giữa đảng thân cận với chúng tôi Đảng “Cánh tả” của Đức, và Đảng Cộng sản Việt Nam. Dựa trên các cuộc đối thoại mà chúng tôi đã thực hiện trong bốn năm, chẳng hạn, vào năm 2010, một đoàn doanh nghiệp lớn hơn với 100 đại diện từ bang Thuringia đã đến Việt Nam và tìm kiếm các đối tác hợp tác tại đây.
Chúng tôi đã nhân cơ hội kỷ niệm 150 năm ngày sinh của bà để tổ chức nhiều hoạt động. Chúng tôi hiện đang dịch hai cuốn sách được viết bởi Rosa Luxemburg, trình chiếu một bộ phim ngắn về cuộc đời của Rosa Luxemburg và xuất bản cuốn sách bằng tiếng Việt về những người thân yêu của bà. Chúng tôi sẽ cố gắng nhân cơ hội này trong năm nay để tổ chức các hội thảo, chẳng hạn như chúng tôi sẽ mời các chuyên gia để bàn luận về việc Rosa Luxemburg và chủ tịch Hồ Chí Minh có những điểm chung gì về tư tưởng.
Bà Rosa Luxemburg |
PV: Mục tiêu hoạt động của quỹ Rosa Luxemburg ở Đông Nam Á xoay quanh một số nội dung như: Công bằng xã hội và chuyển đổi sinh thái - xã hội. Những nội dung này đã được triển khai ở Việt Nam như thế nào thưa ông?
Degenhardt: Đầu tiên tôi muốn đề cập đến nội dung công bằng xã hội vì đây là lĩnh vực lớn nhất của chúng tôi. Và đó là lý do tôi cảm thấy rất khó để kể một vài những dự án tốt nhất. Trong lĩnh vực này chúng tôi luôn cố gắng làm việc với những người yếu thế nhất trong xã hội và hỗ trợ hoàn cảnh của họ.
Trong lĩnh vực chuyển đổi sinh thái xã hội chúng tôi có một dự án rất thú vị mà tổ chức phi chính phủ CNI Việt Nam quan tâm. Chúng tôi tổ chức một hoặc hai lần một năm hội thảo để trao đổi ý kiến với sinh viên tại các trường đại học về ý nghĩa tương lai hệ sinh thái đối với họ, bản thân họ có thể thay đổi như thế nào và làm thế nào doanh nghiệp phát triển bền vững, để giải quyết các vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, làm thế nào bạn có thể là một phần của nó.
PV: Ngoài những sự kiện lớn kỷ niệm ngày sinh của Rosa Luxemburg quỹ Rosa Luxemburg còn có kế hoạch hoạt động gì trong năm nay tại Việt Nam?
Degenhardt: Ngoài những sự kiện về Rosa Luxemburg, trong năm nay chúng tôi đang bắt đầu hướng tới chủ đề về chủ quyền dinh dưỡng. Câu hỏi đặt ra cho chủ đề này là thực phẩm thực sự được sản xuất như thế nào, ai sản xuất thực phẩm, thực phẩm sẽ được sản xuất ở đâu và thực phẩm này sau đó được bán lại như thế nào? Những người nông dân sản xuất thực phẩm này có quyền gì? Chúng tôi đã tìm thấy các đối tác hợp tác rất tích cực ở Việt Nam trong lĩnh vực này, từ các trường đại học đến mạng xã hội giáo dục hoặc mạng lưới tổ chức phi chính phủ, và chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp cho chủ đề này.
PV: Cám ơn ông về những thông tin này. Xin chúc ông và Quỹ Rosa Luxemburg tiếp tục gặt hái được nhiều thành công tại Việt Nam.