The Open Factor Foundation (OFF) là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới do các chuyên gia chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, học máy ở Đại học tổng hợp Cork ở Ai Len sáng lập. Mục tiêu là tạo ra một môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển và áp dụng các công nghệ mới, đặc biệt là Machine Learning (Học máy) vào các lĩnh vực.
Từ nhiều năm qua, tại Việt Nam, Open Factor đã đồng hành và hỗ trợ chuyên môn cho các bạn trẻ IT, chuyên ngành Học máy. Theo Tiến sĩ Vũ Xuân Sơn, sáng lập viên của OFF, việc tối ưu hóa vận hành các hệ thống Trí tuệ nhân tạo để áp dung trong ngành sản xuất thực tế đang được các doanh nghiệp Việt đặc biệt quan tâm. Thông qua cách thức hỗ trợ của mình, OFF muốn tạo ra được một cộng đồng các nhà nghiên cứu, kỹ sư công nghệ, để cùng nhau trau dồi kiến thức và áp dụng các bài toán thực tế ở Việt Nam và trên thế giới. Đây chính là nội dung mà TS Vũ Xuân Sơn chia sẻ trong trò chuyện với PV Đài TNVN sau đây.
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
PV: Xin chào Anh, được biết đến The Open Factor Foundation qua cuộc thi về Học máy (Machine Learning) tổ chức mới đây tại khu công nghệ cao ở Láng Hòa Lạc (Hà Nôi). Vâng, là một trong những thành viên sáng lập, xin anh cho biết thêm về Open Factor Foundation?
TS Vũ Xuân Sơn: Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, tập hợp các nhà nghiên cứu,các nhà phát triển, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo ở trong và ngoài nước cùng hướng tới một tiếng nói chung. Đó là đẩy mạnh tính hiệu quả và đổi mới sáng tạo cho các ngành công nghệ của Việt Nam. Open Factor mong muốn tìm ra được các tài năng trẻ, để hỗ trợ họ. và cách mà chúng tôi làm ở đây chính là chúng tôi trao quyền cho các bạn, để các bạn được phát triển, để các tổ chức các sự kiện. Và thông qua các sự kiện này, các bạn ấy cùng cộng đồng công nghệ để xây dựng những giải pháp hay và hữu ích cho cộng đồng sử dụng chung.
Tiến sĩ Vũ Xuân Sơn. Ảnh nvcc |
PV: Qua những chương trình, hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là thông qua cuộc thi về trí tuệ nhân tạo vừa tổ chức tại Việt Nam đã giúp các bạn lĩnh hội và gièn rũa như thế nào?. Và BTC nhận thấy cái tiềm năng của trí tuệ Việt Nam trong lĩnh vực này như thế nào?
TS Vũ Xuân Sơn: Thực ra, OFF có nhiều hoạt động ở Việt Nam và quốc tế, điển hình là các sự kiện như là các cuộc thi được tổ chức trên AF.ML hay là các sự kiện MLOPS không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà tổ chức ở châu Âu, như một số những challenges. Ví dụ gần đây nhất là cuộc thi nằm trong sự kiện là Hội nghị tế ICCV, là một hội nghị rất lớn trong ngành xử lý ảnh hay sự kiện MLOPS là một người Hội nghị là lớn ở trong ngành xử lý ảnh hay là sự kiện cuộc thi MLOPS, đã mở ra cơ hội cho đông đảo các bạn sinh viên và anh chị em đang công tác tại các công ty công nghệ tham gia.
Về việc tổ chức cuộc thi MLOPS và sự thành công, cũng như là mục tiêu chính thì đúng là như thế, khi mà các bạn trẻ có cơ hội trau dồi kiến thức. Và thực tế qua các sự kiện cho thấy, các bạn tự tin hơn rất là nhiều, nhất là khi các bạn ấy phải giải quyết những vấn đề phức tạp. Khi gặp những vấn đề phức tạp, các bạn ấy sẽ liên tưởng đến những giải pháp, hay những vấn đề cần giải quyết khi tham gia các vòng thi MLOPS. Bởi, Ban tổ chức luôn nghĩ ra những vấn đề nan giải rất gần với vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải ở thực tế.
Trong lúc các bạn tham gia thi đấu, phải tìm hiểu tìm tòi rất nhiều trong giới học thuật hay tìm các các giải pháp mã nguồn mở hay là nghiên cứu, sáng tạo ra những giải pháp mới. Có một điều hay là khi mà làm ra những cái giải pháp này, các bạn ấy cũng rất mở suy nghĩ tích cực, cũng như các giải pháp cho công đồng sử dụng. Chỉ trong một sự kiện đó thôi, chúng tôi đã có một vài giải pháp hay, hữu ích. Nếu như các công ty phải đầu tư tìm giải pháp thì tốn chi phí khá là lớn. Tuy nhiên các bạn ấy đã tập hợp năng lực và trí tuệ của những người trẻ mà có những kinh nghiệm trước đó để tạo ra là giải pháp. Thực ra, nếu như phải làm từ đầu thì mất rất nhiều thời gian và tốn chi phí kể cả đối với các cái doanh nghiệp lớn.
PV: Ngoài hỗ trợ cho các cuộc thi về trí tuệ nhân tạo, các thành viên Open Factor Foundation như tiến sĩ Sơn Vũ, hay là Harry Nguyễn hay TS Phạm Thanh Long, cùng với các chuyên gia quốc tế thường hay về Việt Nam thực hành bài giảng, diễn thuyết, qua đó cung cấp kiến thức, cập nhật xu hướng mới nhất liên quan đến AI cho cộng đồng IT ở Việt Nam như thế nào?
TS Vũ Xuân Sơn: The Open Factor thường mời nhiều chuyên gia IT trong nước và quốc tế đến Việt Nam tham gia sự kiện và giới thiệu những công nghệ mới đến từ các thành viên, từ đó trao đổi và giải đáp các thắc mắc của các bạn trẻ. Bởi vì, nhiều lúc các bạn ấy làm những dự án thực tế và gặp rất nhiều vấn đề khó giải đáp. Tuy nhiên, đó là dự án thực tế do doanh nghiệp đặt hàng, các bạn phải chạy đua với thời gian rất gấp gáp, nên không có thời gian để một nghiên cứu.
Các bạn trẻ tham gia cuộc thi MLOPS 2023. |
Vì thế, việc trao đổi, tương tác với trực tiếp với các chuyên gia giúp các bạn ấy mở mang được nhiều cái hay, gợi mở những cái giải pháp mới hoặc mở ra những suy nghĩ, định hướng để có những pháp tốt hơn cho doanh nghiêp. Các diễn giả thường là những chuyên gia, kỹ sư đã và đang làm tại các tập đoàn công nghệ lớn ở khu vực và thế giới như Amazon, Google, hay Shopee cũng như là những giảng viên, giáo sư của nhiều trường đại học đầu ngành ở châu Âu.
PV: Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển mạnh mẽ và có tác động tới mọi mặt của đời sống - xã hội, các chuyên gia trên thế giới đang dấy lên cái lo ngại về những cái rủi ro mà AI có thể gây ra vượt tầm kiểm soát của con người. Vậy, khi cập nhật những kiến thức, xu hướng phát triển mới nhất về AI, cần phải lưu ý điều gì, thưa Anh?
TS Vũ Xuân Sơn: Vấn đề này, thực ra là chúng ta luôn luôn cần phải liên tục cập nhật kiến thức, không chỉ các bạn trẻ công nghệ mà tất cả với những người không giỏi về công nghệ như là các ông, các bà, các chị hay các mẹ. Một điều cần biết là Trí tuệ nhân tạo giờ không còn là xa lạ gì với tất cả. Mọi người có thể search Google hay là tìm kiếm này thì trang này trang kia đều có công nghệ AI ở đằng sau rồi. Vì thế, Trí tuệ nhân tạo bản chất là không đáng sợ và không mới. Tuy nhiên, khi mà các công nghệ AI gần đây phát triển, chẳng hạn như chat GPT hay VGPT (của Việt Nam) xuất hiện khi mà những cái công nghệ này được đưa ra và người dùng trực tiếp nói chuyện với các con AI hay là các con Chatbox thì đây chính là cái việc rất mới.
Bởi vì mọi người giờ có thể giao tiếp trực tiếp với những con AI này. Một điều mọi người cần phải biết và trang bị cho mình những kiến thức như thế nào, để xác định thông tin đúng, thông tin cần phải kiểm chứng. Có những vấn đề trí tuệ nhân tạo trả lời rất là giỏi nhưng có những vấn đề là AI không rõ mà vẫn cố gắng trả lời, và từ đó đưa ra được những thông tin sai lệch, gây ra nhiều vấn đề.
Tiến sĩ Vũ Xuân Sơn làm cố vấn cho rất nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ, trí tuệ nhân tạo ở trong nước và quốc tế. Ảnh nvcc |
Chẳng hạn như bạn muốn tư vấn về sức khỏe, AI cũng cho thông tin khi được hỏi về bất kỳ về căn bệnh nào. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu và hỏi bác sĩ. Những vấn đề gây rủi ro, phức tạp không nên sử dụng và làm theo AI ngay lập tức.
Đây chính là rủi ro tiềm tàng mà công nghệ hay AI hiện nay đang có. Điều quan trọng là chúng ta luôn luôn cần phải tư vấn xin tư vấn của các chuyên gia, của các lĩnh vực nhất là về lĩnh vực y tế, hay là các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật như là sửa điện hay là hóa học. Chúng ta không thể nào là chỉ nghe AI được. Và tất nhiên mọi điều hay là công nghệ nó đều có hai mặt. Quan trọng là chúng ta phải biết và làm sao sử dụng đúng mục đích để tăng năng suất và không nên sợ Trí tuệ nhân tạo.
PV: Về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, còn nhiều vấn đều đang được quan tâm. Hẹn gặp anh Sơn ở chương trình lần sau và chúng ta sẽ đề cập những giải pháp để Việt Nam có thể tránh được những rủi ro trong việc ứng dụng các công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo hiện nay. Một lần nữa, xin cảm ơn anh.