Sửa Luật Đầu tư công: chuyển từ quản lý sang kiến tạo phát triển

(VOV5) - Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 29/10, tại Hà Nội, Quốc hội thảo luận ở tổ về một số dự án Luật, trong đó có dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). 

Đây là dự án Luật đặc biệt quan trọng, tác động lớn tới sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Luật Đầu tư công ban hành năm 2014, triển khai thực hiện năm 2015 và sửa đổi năm 2019. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật đã tồn tại một số bất cập, vướng mắc, khó khăn trong triển khai. Việc sửa Luật Đầu tư công sẽ giúp giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế thông qua việc tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn trong triển khai các dự án đầu tư công.

Sửa Luật Đầu tư công: chuyển từ quản lý sang kiến tạo phát triển - ảnh 1Quang cảnh thảo luận ở một tổ đại biểu Quốc hội

Ông Hoàng Đức Thắng, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, cho rằng: "Sửa đổi Luật Đầu tư công là phần quan trọng để thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, trong đó có những chính sách mới, lớn. Chẳng hạn như đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt hơn cho các cấp, các ngành, địa phương quản lý đầu tư công. Rồi việc cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết để đẩy nhanh thời gian triển khai kế hoạch đầu tư, đồng thời đẩy nhanh dòng vốn đầu tư đưa vào vận hành trong nền kinh tế, khắc phục tình trạng giải ngân chậm vốn đầu tư hằng năm hiện nay".

Sửa luật lần này có sự đột phá hơn trước rất nhiều khi tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động cho trong việc triển khai dự án đầu tư.

Cũng trong chiều 29/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về 6 dự án Luật, gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Trước đó, sáng 29/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác