(VOV5) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm chia sẻ: "Theo dõi vở diễn, có lúc tôi rơi nước mắt theo câu chuyện trong đó".
Tối 28/5, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” đã tiếp tục công diễn buổi thứ 2 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đây là vở diễn chào mừng "Một thế kỷ sân khấu cải lương Việt Nam (1918-2018)".
|
Các vị lãnh đạo có mặt tại Nhà hát Lớn để thưởng thức vở cải lương "Thầy Ba Đợi" - tác phẩm kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương Việt Nam. |
Tới dự và theo dõi vở cải lương "Thầy Ba Đợi" có bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; bà Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; ông Trương Hoà Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Phan Đình Trạc - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật TƯ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, tác giả kịch bản văn học tác phẩm "Thầy Ba Đợi", cùng các lãnh đạo là Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội, đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành đoàn thể Trung ương cùng đông đảo khán giả yêu mến nghệ thuật cải lương.
Mặc dù là đêm diễn thứ 2 nhưng dường như "sức nóng" của vở diễn vẫn không hề giảm sút. Các đại biểu Quốc hội và đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương cùng hàng trăm khán giả đã đến từ rất sớm để thưởng thức trọn vẹn vở diễn.
Với Kịch bản văn học của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, được Soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương, NSƯT Triệu Trung Kiên và Lê Trung Thảo đạo diễn, NSND Trần Ngọc Giàu chỉ đạo nghệ thuật, vở cải lương "Thầy Ba Đợi" là tác phẩm nhằm tôn vinh công trạng của bậc tiền nhân đã lưu giữ, bảo tồn và phát triển di sản quý báu của cha ông, được tích tụ từ lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt.
|
Cảnh vua Hàm Nghi chuẩn bị lên đường đi đày sang châu Phi. |
Vở diễn kể lại giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc sau khi vua Hàm Nghi bị lưu đày sang Châu Phi. Câu chuyện khắc họa tinh tế chân dung thầy Ba Đợi, tên thường gọi của nhạc quan - nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người có công lớn đối với quá trình hình thành 20 bài bản Tổ, để sau đó các học trò của ông phát triển thành nghệ thuật cải lương.
Thầy Ba Đợi là người có công lao to lớn trong việc kết hợp Lễ nhạc, Nhã nhạc cung đình Huế với hát bội, đờn ca tài tử để tạo thành nghệ thuật cải lương lưu truyền đến bây giờ.
Thông qua vở diễn, khán giả khái quát được hành trình giữ gìn và bảo vệ tiếng đàn, tiếng ca - hồn cốt của dân tộc Việt Nam của Thầy Ba Đợi. Đồng thời, cũng là dịp để thế hệ hôm nay ý thức được vai trò của mình trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị tinh tuý mà ông cha ta đã dày công gây dựng.
|
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt đi đày, nhạc sư Nguyễn Quang Đại là người được vua ban trọng tráchgiữ gìn Nhã nhạc cung đình Huế - hồn cốt của dân tộc. |
Chăm chú theo dõi vở diễn từ đầu đến cuối, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM, đại biểu Quốc hội chia sẻ: "Cải lương là môn nghệ thuật yêu thích của tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa biết tường tận nguồn gốc của cải lương cho đến khi được theo dõi vở diễn "Thầy Ba Đợi".
Vở diễn giúp tôi cũng như nhiều khán giả có thêm nhiều hiểu biết bổ ích về nghệ thuật cải lương, thêm yêu bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, vở cải lương này còn có sự tham gia của nhiều diễn viên tôi yêu mến.
Cải lương là một môn nghệ thuật có truyền thống lâu đời và được phát triển cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt ở khu vực phía Nam. Tôi tin vở cải lương đã chạm đến trái tim của người xem. Theo dõi vở diễn, có lúc tôi phải rơi nước mắt theo câu chuyện trong đó".
Một số hình ảnh trong buổi công diễn vở "Thầy Ba Đợi" tối 28/5:
|
Nhạc sư Nguyễn Quang Đại được Ái Hoa -con gái của Tổng đốc Đại Phong - cứu giúp và đưa về dinh phủ ẩn náu dưới danh xưng Nguyễn Danh Nam. |
|
ổng đốc Đại Phong |
|
Trong quãng thời gian sống cùng dưới một mái nhà, Ái Hoa và Quang Đại đã nảy sinh tình cảm.Tuy nhiên, thời điểm hai người thổ lộ tình cảm, cũng là lúc thân phận củaQuang Đại bị bại lộ. |
|
Để cứu mạng người yêu, |
|
ổng đốc Đại Phong |
|
Trong một cuộc hội ngộ với nô bộc nhà Tổng đốc Đại Phong, thầy Ba Đợi vô tình biết được cuộc sống tủi nhục của Ái Hoa khi làm vợ công tử Hiến. |
|
Đau đớn, phẫn uất... thầy Ba Đợi càng quyết tâm hơn trong việc gìn giữ và bảo vệ âm nhạc truyền thống, như một lời tri ân với sự hy sinh của Ái Hoa dành cho mình. |
|
Khán giả chăm chú theo dõi chi tiết diễn xuất của các diễn viên. |
|
Mặc dù có tới 4 nghệ sĩ đảm nhiệm vai diễn thầy Ba Đợi, nhưng tất cả đều có sự liên kết, thống nhất chặt chẽ. |
|
Từ giọng nói của ông cũng được thay đổi theo các nơi ông lưu lại trong suốt hành trình lưu lạc. |
|
Nhiều khán giả không kìm được nước mắt khi chứng kiến sự ra đi của thầy Ba Đợi khi vẫn còn đau đáu với âm nhạc truyền thống. |
|
Tâm nguyện của thầy Ba Đợi với các học trò trong vở kịch cũng như là một lời thức tỉnh với hậu thế trong việc bảo tồn, phát huy môn nghệ thuật này. |
|
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đại biểu Quốc hội, các vị lãnh đạo chúc mừng các diễn viên tham gia vở diễn "Thầy Ba Đợi". |
|
Các khán giả đều ở lại đến phút cuối để thưởng thức vở cải lương. |
|
Các vị lãnh đạo chụp ảnh kỷ niệm cùng dàn diễn viên tham gia trong vở diễn "Thầy Ba Đợi"./. |