media
Photos
Videos
Media
Khách mời của VOV
Người Việt muôn phương
Tạp chí văn nghệ
Giai điệu quê hương
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Kinh tế
Xã hội - Đời sống
Văn hóa
70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
Thông tin tòa án
CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI XA QUÊ
Podcasts
Cửa sổ nhân ái
Khác
Sức khỏe của bạn
Dạy tiếng Việt
Kinh tế
Văn hóa
Xã hội - Đời sống
Chính sách pháp luật
Khách mời của VOV
Cửa sổ nhân ái
Media
/
Theo dự kiến của Ban tổ chức, năm nay sẽ có khoảng bảy đến tám triệu lượt người ở khắp các địa phương và kiều bào ở nước ngoài về dự lễ hội. Lượng người thường tăng đột biến vào chính hội.
Năm nay, có 4 tỉnh là Thái Nguyên, Quảng Nam, Kiên Giang và Bình Dương cùng tỉnh Phú Thọ tham gia tổ chức các phần Lễ và hội. Theo đó, phần lễ tiến hành các nghi thức trọng thể, trang nghiêm, dâng cúng các vật phẩm đặc sản của các địa phương như bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu …
Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng cho biết các công trình, hạng mục đình, đền, chùa khu vực núi Nghĩa Lĩnh đã được tỉnh Phú Thọ khẩn trương tiến hành tu bổ, hoàn thành trước lễ hội 12 ngày để sẵn sàng đón đồng bào về dự lễ
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả dân tộc có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một nguồn cội (Tổ); đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng.
Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được trị vì bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở.
Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ. Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài.
Các lực lượng chức năng được tăng cường 100% và luôn sẵn sàng hỗ trợ người tham gia lễ hội.
Trong năm ngày hội diễn ra các chương trình đặc sắc như lễ hội dân gian đường phố; chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Đền Hùng; các hội thi bánh chưng, bánh dày, hội trại, hội thi bơi Chải Việt Trì; trình diễn Hát Xoan làng cổ gắn với biểu diễn múa rối nước…
Các sinh viên Lào đang học tập tại trường đại học Hùng Vương biểu diễn tiết mục giao lưu.
Các em nhỏ tham gia các tiết mục nghệ thuật tại Hội trại diễn ra trong 5 ngày hội.
Quầy thông tin du lịch sẵn sàng chờ đón người dân vào ngày chính hội.
Triển lãm ảnh về vẻ đẹp của miền quê Phú Thọ.
Năm nay, tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, Ban quản lý đưa vào trưng bày các hiện vật liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và thời đại Hùng Vương tại Bảo tàng Hùng Vương. Đây cũng là một địa điểm để đón đồng bào và du khách đến tham quan và tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu sâu sắc hơn về Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Trống đồng lớn được trưng bày bên trong Bảo tàng Hùng Vương.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2018
22-04-2018 16:00
(VOV5) -Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay được tổ chức trong 5 ngày, từ ngày 21 - 25/4/2018, tức từ mùng 6 - 10/3 năm Mậu Tuất.
Mỹ Trà
- Vovworld
Các tin/bài khác
Triển lãm “Phục xanh” – lan toả thông điệp sống xanh qua các tác phẩm nghệ thuật
Phu nhân Tổng Bí thư tham dự Hội thảo dệt may truyền thống ASEAN lần thứ 9 tại Lào
“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh
Hành trình săn mây ở đỉnh Ky Quan San - Bạch Mộc Lương Tử
Ngắm kịch bản chiếu sáng trên cây cầu 2.250 tỷ đồng cuối sông Trà Khúc