Nhà báo Trần Mai Hạnh và hơn nửa thế kỷ cày ải trên cánh đồng chữ nghĩa
PV VOV5 -  
(VOV5) - Ông quan niệm “Nghề báo gắn với sự kiện. Nhà báo không ký tên vào lịch sử, họ chỉ để lại tên tuổi của mình trong lịch sử chiến công của người khác”
Những năm làm phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, nhà báo Trần Mai Hạnh may mắn có mặt tại nhiều điểm nóng của cuộc sống và sự kiện lớn của đất nước. Đó là 10 năm (1965-1975) làm phóng viên chiến tranh cho Thông tấn xã Việt Nam tại các mặt trận, chiến trường trong Nam, ngoài Bắc, may mắn được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập.
Đó là hai nhiệm kỳ (10 năm) được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, là thời gian giữ cương vị Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, tham gia nhiều hoạt động báo chí ở trong nước và thế giới. Cho đến hôm nay, ông vẫn tiếp tục viết và hoạt động báo chí với cương vị Phó Tổng biên tập Tạp chí Phương Đông - cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa ra mắt bạn đọc vào dịp Xuân Kỷ Hợi 2019.
Trong 5 năm qua, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã lần lượt cho ra mắt bạn đọc 4 tác phẩm của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh: Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75, Lời tựa một tình yêu, Thời tôi sống, Viết và Đối thoại. Nhằm hệ thống hóa lại những tác phẩm tiêu biểu của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh trên chặng đường cầm bút, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã phối hợp với tác giả tuyển chọn và xuất bản cuốn sách Viết và Đối thoại. Với gần 900 trang sách gồm trên 100 tác phẩm.
Nhân dịp này, VOV5 trân trọng giới thiệu những hình ảnh tác nghiệp của Nhà báo, Nhà văn Trần Mai Hạnh qua hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề viết:
Trên đường tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, cầu qua sông ở xã Cát Hanh (Bình Định) bị địch đánh sập. Tổng biên tập Thông tấn xã Việt Nam Đào Tùng và phóng viên Trần Mai Hạnh đang bốc đất, đá làm đường cho ô tô bò lên thuyền để vượt sông (Ảnh: Văn Bảo)
|
Tổng biên tập Đào Tùng (giữa) tiễn hai nhà báo Trần Mai Hạnh (bìa phải) và Văn Bảo tại cửa rừng Tây Ninh sáng sớm 29-4-1975 lên đường tiến về Sài Gòn |
Phóng viên Trần Mai Hạnh (đeo kính) cùng các đồng nghiệp Thông tấn xã Giải phóng trước cửa ngõ Sài Gòn sáng sớm 30-4-1975 |
Ảnh chụp Bản tin Đấu tranh Thống Nhất sáng 1-5-1975 lưu tại Trung tâm Thông tin -Dữ liệu TTXVN in bài tường thuật “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng” phát báo đêm 30-4-1975 của nhà báo Trần Mai Hạnh |
Trang 1 Báo Nhân Dân số đặc biệt mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng ra ngày 2-5-1975 |
Trang 3 Báo Nhân Dân ngày 2-5-1975 in bài tường thuật “Tiến vào Phủ Tổng thống nguỵ” của nhà báo Trần Mai Hạnh |
Phóng viên Trần Mai Hạnh đang viết tường thuật tại Dinh Độc Lập Lễ ra mắt Uỷ ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định sáng 7-5-1975 |
Ảnh (dọc,nhỏ) in ở phía dưới bên phải: Trang 10 Báo Quân đội CHDC Đức số 17 (tháng 4-1982) đăng bài “Tháng Năm đỏ trên sông Sài Gòn” viết về chiến thắng 30/4/1975 và nhà báo Trần Mai Hạnh. |
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam Trần Mai Hạnh thay mặt các nhà báo Việt Nam được trao tặng Huy chương OIJ phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 thành lập Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ) tổ chức trọng thể tại Hà Nội ngày 12-7-1996 |
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam Trần Mai Hạnh đọc diễn văn khai mạc Hội Báo Xuân Mậu Dân 1998 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. |
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam Trần Mai Hạnh phát biểu khai mạc chương trình nghệ thuật “Những bài ca cùng năm tháng” và “Gặp gỡ các nhà báo thời chiến tranh” tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội đêm 19-12-2001. |
Nhà văn Trần Mai Hạnh phát biểu tại buổi giới thiệu tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 được Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2014 do Câu lạc bộ Văn chương Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 16-4-2015 tại Hà Nội. |
Tại lễ ra mắt sách ở Trung tâm Phát thanh Quốc gia, 58 Quán Sứ, Hà Nội, Nhà báo, Nhà văn Trần Mai Hạnh nói rằng, “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” là món quà số phận dành cho cuộc đời làm báo nhiều sóng gió thăng trầm của ông. |
Nhà báo, Nhà văn Trần Mai Hạnh và Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ (ngoài cùng bên trái) trao tặng cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” - Phiên bản tiếng Anh tới các vị Đại sứ. |
Nhà văn Trần Mai Hạnh phát biểu tại Lễ nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015 tại Thủ đô Bangkoc-Thái Lan tháng 12/2015 |
Cho đến hôm nay, ông vẫn tiếp tục viết và hoạt động báo chí với cương vị Phó Tổng biên tập Tạp chí Phương Đông - cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa ra mắt bạn đọc vào dịp Xuân Kỷ Hợi 2019. |
PV VOV5