(VOV5) - Phần lớn giao tiếp bằng ngôn ngữ nước sở tại nên việc duy trì tiếng Việt phụ thuộc vào từng gia đình.
Gìn giữ văn hóa dân tộc ở nước ngoài, trước hết là gìn giữ tiếng việt cho các thế hệ sau. Đó là việc cần làm của những người con xa quê, trong đó có trách nhiệm của mỗi người cha, người mẹ trong gia đình.
Nghe âm thanh tại đây:
Ở các quốc gia, cộng đồng người Việt đông hay ít ảnh hưởng rất lớn tới khả năng học và nói tiếng Việt của các bạn trẻ. Phần lớn giao tiếp bằng ngôn ngữ nước sở tại nên việc duy trì tiếng Việt phụ thuộc vào từng gia đình. Theo bạn Nguyễn Minh Phương, du học sinh tại Canada, hầu như không có người việt. Nhưng những gia đình mà bạn biết, có thể là đa văn hóa hoặc không thì đều mong muốn dạy con em mình tiếng Việt: Hầu như không có gia đình người Việt ở nơi tôi sống. Có hai gia đình tôi biết thì con cái nói tiếng Anh, tiếng Việt bập bẹ vì ở trường toàn nói tiếng Anh. Họ cũng cố gắng dạy cho con của họ nói tiếng Việt. Nên con vừa biết tiếng Việt, tiếng Anh. Cũng tùy theo gia đình muốn cho con theo hướng nào. Vì bố mẹ cũng có nói với con nên con cũng biết tiếng Việt
Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt tại châu Âu Hoàng Đình Thắng phát biểu tại Lễ Khai giảng lớp day tiếng việt cho trẻ em |
Vai trò của người bố, người mẹ trong việc duy trì văn hóa dân tộc, tiếng nói ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Vì vậy, trong gia đình chị Phạm Thị Trinh với hai văn hóa là Việt - Malaysia, chị luôn duy trì thói quen nói chuyện hàng ngày bằng tiếng Việt với các cháu cũng như thường xuyên cho các con về Việt Nam để học tiếng Việt. Nhờ đó, các con của chị Trinh sử dụng tiếng Việt rất tốt để giao tiếp. Chị Phạm Thị Trinh chia sẻ: Đó cũng là kinh nghiệm của bản thân tôi đó là học tiếng Việt rất đơn giản khi người mẹ nói chuyện với con hàng ngày. Vì thế nên 3 đứa con Ấn độ của tôi nói tiếng Việt rất tốt. Cứ phải dạy hàng ngày. Vai trò của gia đình là rất quan trọng….Tôi hoa, tiếng Anh nói ở trường về thì thay nói tiếng Anh thì tôi nói tiếng Việt. Ngày trước tôi hay dẫn các con về lắm, để nó nói tiếng Việt với người thân. Mọi người đều khen các con tôi nói tiếng Việt tốt.
Cô giáo Phạm Thị Lành |
Niềm tự hào của mỗi ông bố, bà mẹ rất lớn khi con mình giữ được tiếng nói, nói chuyện được với mọi người bằng tiếng Việt, đó cũng chính là ý thức giữ được văn hóa dân tộc. Các lớp dạy tiếng Việt được cộng đồng người Việt tổ chức ở các nước nhằm giúp cho các em tham gia học tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa truyền thống, lịch sử của dân tộc. Cho dù các thầy, các cô là những người truyền thụ kiến thức, nhưng quan trọng là ý thức của các ông bố, bà mẹ hiểu được tầm quan trọng của tiếng Việt và từ đó, cho các em tham gia lớp học. Cô giáo Phạm Thị Lành, ở Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ: Trước tiên là suy nghĩ, quan niệm của bố mẹ, hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ văn hóa, bố mẹ đồng ý sau đó, mới cho các con đi học. Ở Đài Loan rất ủng hộ, tạo điều kiện cho tiếng Việt tỏa sáng. Nếu có những nước chưa đồng ý, nhưng vùng lãnh thổ Đài Loan vẫn ủng hộ. Nên trong trường chúng tôi cố gắng giúp cho các em về văn hóa Việt Nam, mỗi ngày chép một chút, giới thiệu cho các em
Các chị Phạm Thị Trinh và Trần Thị Trân là những người vợ,người mẹ trong gia đình đa văn hóa |
Những khó khăn hay thuận lợi trong việc gìn giữ văn hóa, tiếng nói đều xuất phát từ gia đình. Nếu gia đình nào cha mẹ ý thức được tầm quan trọng của văn hóa, thì trẻ em của gia đình đó sẽ nói được tiếng Việt tốt và ngược lại. Chị Hoàng Tú Anh, người Việt ở Hà Lan chia sẻ: Khi mà các người Việt ở Hà Lan sẽ bố mẹ Việt, hoặc gia đình có bố là người kia sẽ là người Hà Lan. Vì thế các con rất lười để nói tiếng Việt và gặp khó khăn trong việc tìm hiểu văn hóa VN. Bố mẹ xin chính quyền giúp đỡ và được đồng ý, các bạn thay phiên nhau làm giáo viên để dạy các con. Tổ chức viết bưu thiếp về cho ông bà bằng tiếng Việt.
Việc gìn giữ những nét văn hóa dân tộc, trong đó có tiếng Việt sẽ giúp cho mỗi người Việt luôn gắn bó tình cảm của mình với quê hương. Điều mà những gia đình Việt, nhất là những phụ nữ Việt muốn làm hơn đó là dạy cho các thế hệ sau tiếng Việt để các em hiểu về văn hóa dân tộc, nhớ về nguồn cội.