(VOV5) - Những năm sống ở nước ngoài, chị Hường và một số người bạn vẫn uôn ấp ủ việc thành lập một mái nhà chung cho các hoạt động văn hóa.
Sang định cư tại thành phố Bologna(Italia), chị Lê Bích Hường đã thành lập Hiệp hội nhịp cầu văn hóa Italia-Việt Nam tại vùng Emilia Romagna với mong muốn kết nối cộng đồng người Việt, gìn giữ văn hóa dân tộc.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Sinh ra ở Bắc Ninh, chị Lê Bích Hường có một giọng nói truyền cảm, giọng hát ngọt ngào của những cô gái vùng dân ca quan họ. Đó là điều thu hút bất kỳ ai khi gặp chị. Từ bộ trang phục áo tứ thân, nón quai thao khi biểu diễn, đến nét đẹp đằm thắm, dịu dàng của tà áo dài truyền thống. Bản sắc Việt là điều chị luôn cố gắng gìn giữ trong suốt những năm tháng sống ở Italia và khi được cử sang Braxin công tác một thời gian.
Những năm sống ở nước ngoài, chị Hường và một số người bạn vẫn uôn ấp ủ việc thành lập một mái nhà chung cho các hoạt động văn hóa. Và Hiệp hội nhịp cầu văn hóa Italia-Việt Nam vùng Emilia Romagna ra đời. Chị chia sẻ về mục đích thành lập như sau: “ Mục đích là truyền bá văn hóa Việt nam, tổ chức những chương trình ca nhạc cũng có đội văn nghệ, thành lâp câu lạc bộ nghệ thuật dân gian, tổ chức lớp tiếng Việt. Không những phổ biến văn hóa Việt Nam với nước ngoài mà còn góp phần giữ gìn văn hóa bản sắc của Việt nam”.
Với các chương trình hoạt động, Hiệp hội là cầu nối gắn kết những người Việt Nam trong vùng, đồng thời kết nạp những hội viên tại các khu vực khác của Italia. Không chỉ có những người Việt tham gia Hiệp hội, mà trong đó còn có cả những người Italia, những gia đình người Italia nhận con nuôi là người Việt nam và những bạn bè Italia yêu quý đất nước Việt nam. Đặc biệt, các cháu là người Việt, con nuôi của những gia đình Italia đã ý thức việc học tiếng Việt và gìn giữ văn hóa Việt. Chị Lê Bích Hường chia sẻ: thông qua nhưng hoạt động văn hóa của Hiệp hội đã góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc:Chúng tôi cố gắng gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong những ngày lễ hội, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, tổ chức thêm những lớp dạy các bài hát dân ca như dân ca quan họ Bắc ninh. Các cháu học tiếng việt và biết hát dân ca, quan họ và chèo.
|
Để có thể duy trì sinh hoạt và phát triển hội viên từ vài chục thành viên ban đầu, thử thách lớn nhất là phải làm sao thu hút tập hợp được các thành viên vào mỗi kỳ sinh hoạt do điều kiện sống xa nhau, và bận bịu công việc mưu sinh. Vì thế các thành viên cố gắng tập trung vào thứ 7, chủ nhật để học hát, hoặc cố gắng tham gia vào các festival bán hàng để lấy tiền gây quỹ cho hoạt động của hiệp hội. Trong các buổi họp, chị Hường và các thành viên thường xuyên lên kết hoạch hoạt động cho Hiệp hội theo từng tháng, trong đó có khá nhiều dự ánn giúp cho cộng đồng ở nước sở tại và sau đó, hướng về quê hương. Chị Lê Bích Hường tâm sự:Chúng tôi tổ chức những buổi nấu ăn thu tiền giúp đỡ các em nghèo ở các làng, nhất là các em gái có thể đi học ở các trường đại học. Cố gắng làm nhiều hoạt động thu hút sự chú ý của bạn bè người Italia và cố gắng nhiều kế hoạch giúp đỡ cho người dân bị thiên tai trong nước.
Là một người ưa thích các hoạt động cộng đồng, lại đang làm thạc sĩ nghiên cứu về ngôn ngữ, chị Lê Bích Hường đã dành nhiều thời gian cho các chương trình giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em với mong muốn các em không quên tiếng nói dân tộc, giúp kiều bào khi định cư ở nước sở tại. Chị Hường cho biết về một số công việc trong tương lai của mình như sau:Tổ chức lớp dạy tiếng Việt, đang thưc hiện từ vựng đa ngôn ngữ vì tự vựng tiếng Italia ít. Tôi được đại học Bologna mời tham gia vào soạn thảo từ vựng đa ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Làm từ vừng liên quan đến lĩnh vực y tế giúp kiều bào khi đi khám bệnh không bỡ ngỡ.
Chị Lê Bích Hường còn vận động được nhiều chị em khác có cùng suy nghĩ tham gia. Các chị luôn ý thức rằng, tham gia vào Hiệp hội nhịp cầu văn hóa Italia-Việt nam là niềm vui vì được hành trình cùng văn hóa dân tộc.