Hơn 35 thiếu nhi và giáo viên kiều bào tại Hàn Quốc vừa có chuyến trở về quê hương Việt Nam đầy ý nghĩa. Đây là lần đầu tiên Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ ngoại giao và cơ quan hữu quan tổ chức chương trình nhằm tạo cơ hội cho các em tìm hiểu, khám phá văn hóa, lịch sử dân tộc và giao lưu cùng các bạn đồng trang lứa. Theo Tiến sĩ Đỗ Ngọc Luyến, trưởng Đoàn, sự thành công của của chuyến trở về này sẽ mở ra những chương trình, hoạt động ý nghĩa hướng về quê mẹ Việt Nam của các em trong tương lai.
PV: Thưa chị, Đây là lần đầu tiên Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cùng cơ quan hữu quan tổ chức cho đoàn học sinh giáo viên Kiều bào Hàn Quốc về thăm quê hương Việt Nam. Xin chị chia sẻ về chuyến hành trình này?
Chị Đỗ Ngọc Luyến: Ý nghĩa của chương trình này là Chúng tôi mong muốn được kết nối với những giá trị tốt đẹp của quê mẹ Việt Nam thông qua việc tìm hiểu về lịch sử văn hóa về các danh lam thắng cảnh của Việt Nam để các con kết nối được với cội nguồn nước về và yêu hơn quê mẹ Việt Nam. Thành phần trong đoàn thì có gần 30 cháu con gia đình Hàn Việt và 5 cô giáo đi theo để hỗ trợ, đồng thời thì cũng có 3 phụ huynh cũng đi cùng để cùng hỗ trợ.
Thăm Phủ Chủ tịch ở thủ đô Hà Nội. |
PV: Cảm xúc và tâm trạng của các bé như thế nào khi mà lần đầu tiên về Việt Nam mà không có bố mẹ, gia đình đi cùng thưa chị?
Cô Đỗ Ngọc Luyến: Với các bé thiếu nhi, nhỏ như vậy, lần đầu tiên đi xa cha mẹ thì các cháu ngày đầu thì cũng có buồn. Tuy nhiên, vì có các bạn cùng trang lứa nên các cháu hòa nhập rất tốt. Hiện giờ đang là mùa hè ở Hàn Quốc và cũng đang là mùa hè ở Việt Nam nên là thời tiết hơi nóng bức khó chịu . Nhưng mà, các con biết đi vào bóng mát và đến các khu di tích cũng nhiều bóng mát. Theo quan sát của tôi, các cháu vẫn thích ứng và theo chương trình rất tốt. Về các món ăn, vì các cháu di chuyển nhiều nên là cũng nhanh đói, do đó con ăn rất tốt và còn khen ngon nữa. Tôi nghĩ đây là một chương trình đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp với các con.
Cô giáo và các con |
PV: Trong đoàn chỉ có 5 cô giáo phụ trách 30 cháu, theo sát chuyến đi gần 1 tuần liền hẳn là các cô cũng khá vất vả, khi vừa phải đóng vai bố mẹ, vừa là cô giáo rồi phải phiên dịch, giải thích cặn kẽ cho các con hiểu...?
Cô Đỗ Ngọc Luyến: Với vai trò vừa làm người vừa làm cô giáo vừa là phiên dịch. Chúng tôi phải nỗ lực rất là nhiều, đặc biệt là với các cô giáo trước khi đi sang Việt Nam, chúng tôi chia nhóm và tổ chức dạy về lịch sử về văn hóa cũng như là về địa lý của Việt Nam, để các con hình dung trước. Với một sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu như vậy nên chương trình diễn ra rất thuận lợi, tốt đẹp. Mỗi ngày, trước khi đến một điểm tham quan mới, cô trò lại có những trò chơi hỏi đáp trên xe rất nhiều về cảm nghĩ của các con, về những gì các con ấn tượng.
Trải nghiệm chèo thuyền ở Tràng An, Ninh Bình. |
Để giúp các con hình dung về một nơi sắp đến, cô giáo thường dùng các từ khóa ngắn gọn, cách miêu tả động dùng cơ thể để hình dung về thủ Hà Nội (ở phía đầu) Ninh Bình (ở ngực) hoặc Hạ Long phía tay phải...Hoặc như dùng từ khóa Yêu thương gắn với câu kể về dấu mốc sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh hay dùng những cụm từ dễ hiểu khiến các con hình dung sống động và nhớ kiến thức rất lâu. Có những bé nhớ bố mẹ, khóc nhè, cô trò lại rủ rỉ tâm sự, trêu đùa để các em vui trở lại.
Trải nghiệm với các bạn ở trưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Tôi nghĩ rằng, dịp xa gia đình như này là cơ hội giúp các bé trưởng thành, tự lập và có trách nhiệm với mọi người xung quanh hơn. Hàng ngày, hàng giờ, phụ huynh các bé thường xuyên trao đổi và theo sát các con thông qua nhóm chát các cô giáo, chứ không phải qua điện thoại của con. Cô giáo thường xuyên cập nhật hình ảnh và tình hình mỗi chuyến đi.Gia đình ông bà bên nội các cháu ở Hàn Quốc vui lắm.
Các bé nhớ mẹ và gia đình ở Hàn Quốc |
PV: Trong đoàn đa phần các bé là con các gia đình đa văn hóa, nghĩa là bố là người Hàn mẹ là người Việt, nên là vốn tiếng Việt của các bé còn rất là nhiều hạn chế. Nhân đây, xin chị cho biết những khó khăn trong dạy tiếng Việt cho các bé cũng như là những nỗ lực của các cô trong dạy tiếng mẹ đẻ cũng như lồng ghép trong bài học về việc gìn giữ văn hóa Việt ở nước sở tại?
Cô Đỗ Ngọc Luyến: Ở Cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc, các con dành phần lớn thời gian ở học trên trường. Như vậy nên là thời gian tiếp xúc với mẹ cũng ít, chủ yếu vào tối muộn. Cùng với đó, các mẹ thì cũng bận rộn với các công việc gia đình khi làm về. Mệt mỏi, các mẹ cũng không có phương pháp để dạy cho các con. Do đó, cộng đồng người Việt ở Hàn đã tổ chức xây dựng gia các lớp, chương trình dạy tiếng Việt cho các con. Tuy nhiên, đến này chưa có một môi trường để quy tụ các con thường xuyên gặp nhau, để rèn luyện và tạo động lực cho nhau. Đúng là chúng tôi vẫn còn thiếu một môi trường dạy tiếng Việt chuẩn.
Trải nghiệm nặn tò he ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Vĩnh Phúc. |
Hiện nay, chúng tôi cũng đang tiếp tục xây dựng phát triển một Làng Việt Nam tại Hàn Quốc dựa trên di tích còn sót của hậu duệ Hoàng Tử Lý Long Tường, một vị hoàng tử con vua Lý Anh Tông, saang Hàn Quốc vào 800 năm trước. Chúng tôi, những người Hàn gốc Việt coi nơi đây là điểm đến của một Việt Nam thu nhỏ.
Chúng tôi mong rằng, thông qua những chuyến đi về Việt Nam như thế này, chúng tôi sẽ có thêm những mối quan hệ, cũng như là những kiến thức, những dữ liệu để có thể dạy cho các con ở Hàn Quốc yêu hơn về tiếng Việt hơn, về văn hóa lịch sử cũng như là về các danh lam thắng cảnh của Việt Nam, để các con chuyện thừa, kết nối với cội nguồn nước Việt...
PV: Xin cảm ơn chị.