(VOV5) - Với “tư duy thiết kế” này, sinh viên có thể học cách tư duy, tạo ra các sản phẩm đủ tiêu chuẩn để có thể khởi nghiệp.
Chiều 17/12, hội thảo về Tư duy Thiết kế - Tương lai của chăm sóc sức khoẻ (workshop on Design Thinking - The Future of Healthcare) do công ty Bonbouton của người Việt tại Hoa Kỳ phối hợp cùng Viện Điện tử Viễn thông - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo do diễn giả Andrew Madison, Giám đốc sản phẩm của Bonbouton thuyết trình.
Andrew Madison, Giám đốc sản phẩm của Bonbouton thuyết trình tại hội thảo. |
Đây là hội thảo thuộc Dự án phát triển công nghệ ứng dụng cảm biến điện cơ từ vật liệu nano graphene phục vụ cho dự báo sức khỏe con người, do hai đơn vị cùng phố hợp nghiên cứu.
Các thành viên của Bonbouton làm việc trước buổi hội thảo (tiến sĩ Linh Lê thứ 3 từ trái sang) |
Tiến sĩ Linh Lê, CEO của Bonbouton cho biết: "Design Thinking tiếng Việt gọi là phương pháp thiết kế. Đây là một phương pháp tương đối mới, đã được sử dụng trên thế giới để làm sao đưa được công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao thành sản phẩm cho người sử dụng.
Phương pháp này công ty Bonbouton đã sử dụng tương đối nhiều trong thời gian vừa qua tại Mỹ. Chúng tôi muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm cho sinh viên của trường Đại học Bách khoa, làm sao để đưa công nghệ vào trong những sản phẩm mà người sử dụng muốn được dùng."
Các sinh viên tham gia hội thảo tổ chức các team thảo luận sau buổi thuyết trình. |
Với “tư duy thiết kế” này, sinh viên có thể học cách tư duy, tạo ra các sản phẩm đủ tiêu chuẩn để có thể khởi nghiệp sau này.
Các sinh viên chụp ảnh lưu niệm với diễn giả. |
Tham gia buổi hội thảo, bạn Trần Lê Lân, sinh viên Đại học Bách khoa chia sẻ: "Đây là những tư duy giúp cho các bạn trẻ có thể định hình được, có thể nghĩ được về việc thành lập công ty, hay con đường sự nghiệp sau này. Đây không phải là một bài học, mà là một cách thức tiếp cận cho các bạn, cách để giải quyết một vấn đề, đặc biệt là vấn đề start-up, thành lập công ty... Và em nghĩ kiến thức này rất hữu ích cho sinh viên hiện nay".