Người Việt ở Kazakhstan: Một cộng đồng nhỏ nhưng gắn kết bền chặt

(VOV5) -Sự phát triển kinh tế Việt Nam rất ấn tượng, đặc biệt trong mắt của người dân Kazacstan. Đấy là niềm tự hào của bà con kiều bào chúng tôi trước bạn bè quốc tế. 

Với khoảng 50 người, có lẽ cộng đồng người Việt Nam ở Kazakhstan là một trong những tập thể có số lượng hội viên ít nhất so với các cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Song, người Việt ở đây luôn cố gắng để xây dựng một cộng đồng ổn định, đoàn kết, được chính quyền và nhân dân nước sở tại đánh giá tốt và quý mến. PV Đài TNVN phỏng vấn ông Phạm Văn Tuấn, chủ tịch Hội người Việt tại Kazakhstan nhân dịp ông trở về tham dự chương trình Xuân Quê hương và đón Tết Kỷ Hợi cùng gia đình:

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây: 

Phóng viên: Xin chào ông Phạm Anh Tuấn, xin ông cho biết đôi nét về Hội người Việt tại Kazakhstan cũng như cuộc sống của kiều bào ta tại đây?

Ông Phạm Văn Tuấn: Kazakhstan là một trong 15 nước cũ của Liên bang Xô Viết, nằm giữa 2 lục địa Á-âu. Hội được thành lập năm 2008 ngay khi Việt Nam mở Đại sứ quán tại Kazakhstan. Hội là nơi tập hợp tất cả bà con sinh sống làm việc, học tập ở khắp đất nước Kazkhstan.

Do dặc thù của lịch sử nên người Việt sinh sống ở đây không đông, sống rất rải rác tại các thành phố,cách nhau hàng nghìn km. Nói chung, bà con làm nghề đa dạng như buôn bán nhỏ, sản xuất, doanh nghiệp, mở công ty. Cuộc sống tương đối ổn định ở mức từ trung bình khá so với người dân sở tại và cũng có một vài doanh nghiệp Việt làm ăn có tiếng ở Kazackhstan.

Người Việt ở Kazakhstan: Một cộng đồng nhỏ nhưng gắn kết bền chặt - ảnh 1Cộng đồng người Việt tại Kazakhstan tuy ít người nhưng gắn kết. -Ảnh nv cung cấp 

PV: Với số ít thành viên như vậy, lại sống cách xa nhau. Vây theo ông, đâu là thuận lợi cũng như khó khăn đối với Hội trong duy trì các hoạt động.

Ông Phạm Văn Tuấn: Tuy là cộng đồng nhỏ nhưng chúng tôi được sự quan tâm rất lớn của Đại sứ quán, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Tất cả những chương trình của Ủy ban tổ chức đều được phổ biến cho bà con con tham gia như Xuân quê hương, chương trình trại hè quốc tế, lớp dạy tiếng Việt hay hội thảo kết nối doanh nghiệp, cộng đồng. Thuận lợi thứ hai là dù ít người những kiều bào ta thực sư coi nhau như anh em một nhà. Một thuận lợi nữa, rất là quan trọng là tình đoàn kết rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Kazakhstan. Vì thế bà con kiều bào mình, ai cũng muốn vun đắp cho mối quan hệ đó cũng như phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt.

Là một cộng đồng nhỏ nhưng chúng tôi cũng thành lập được một trung tâm văn hóa nhỏ để làm nơi cho nơi các cháu vui chơi. Có một khó khăn là cộng đồng người Việt ở đây rất nhỏ nên mỗi khi có phát động chương trinh quyên góp gì đó như từ thiện chẳng hạn thì số tiền góp được không được nhiều so với cộng đồng các nước khác. Chẳng hạn như ở cộng đồng lớn, mỗi người chỉ gần góp khoảng 20 đến 50 đôla nhưng ở đây, mọi người thường phải đóng đến 200 USD hoặc hơn thì mới có số lượng gọi là khá khá được.

Người Việt ở Kazakhstan: Một cộng đồng nhỏ nhưng gắn kết bền chặt - ảnh 2Ông Phạm Văn Tuấn, chủ tịch Hội trao tiền ủng hộ từ từ thiện cho người dân hoàn cảnh khó khăn tại quê hương.- Ảnh nv cung cấp

PV: Mỗi lần gặp nhau,đặc biệt trong những ngày quan trọng, mọi người thường làm gì, thưa ông?

Ông Phạm Văn Tuấn: Những lần gặp nhau lớn thường hội đủ cả gia đình bố mẹ con cái. Vui lắm! nhất là dịp Tết để mọi người cùng nhau gói bánh chưng, làm bánh tét. Mỗi người một việc, người thì đặt mua lá dong, lạt buộc từ Việt Nam, mua gạo đỗ thịt và cùng nấu bánh. Nhiều khi, không có hoa mai hoa đào thì các chị làm hoa bằng giấy. Vì mọi thứ không có sẵn ở Kazackhatan nên các chị em ở đây rất đảm đang, tháo vát, việc gì cũng biết làm. Tết là ngày vui nhất khi mọi người cùng văn nghệ hát hò, ăn uống,  còn các cháu nhỏ được diện trang phục dân tộc, áo dài Việt Nam.

Do điều kiện địa lý xa nhau nên việc liên lạc giữa các thành viên trong Hội hàng ngày đều thông qua trang Web Hội người Việt tại Kazackhstan. Đây là diễn đàn để phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước những hoạt động của Hội và chia sẻ với nhau về cuộc sống. Vui nhất là cứ có đoàn Việt Nam nào sang công tác hay giao lưu văn hóa, thể thao du lịch là chúng tôi loan tin cho nhau rồi anh em hẹn nhau đi đón tiếp rất chu đáo.

Người Việt ở Kazakhstan: Một cộng đồng nhỏ nhưng gắn kết bền chặt - ảnh 3Ủng hộ đồng bào lũ lụt. Ảnh nhân vật cung cấp 

PV; Trong thời gian tới, Hội có định hướng cũng như mục tiêu hoạt động như thế nào?

Ông Phạm Văn Tuấn: Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy những điểm mạnh, củng cố sự đoàn kết, quảng bá truyền thống tốt đẹp của người Việt, phát triển tình hữu nghịhai nước. Qan trọng nhất, đối với Hội là sẽ kết nối về thương mại và du lịch giữa các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và Kazackhstan. Chúng tôi mong muốn là ngành du lịch Việt Nam cần cải thiện cơ sở hạ tầng và phong phú dịch vụ để thu hút khách du lịch. Tôi thấy là người dân Kazackhstan rất thích du lịch.

Về kết nối doanh nghiệp, qua đại sư quán, các diễn đàn, giao lưu, hội thảo hoặc cuộc gặp gỡ của lãnh đạo nhà nước đi cùng một lượng lớn doanh nhân, chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia trong vai kết nối giữa các doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp Kazackhstan. Cùng với đó, bà con kiều bào cũng sẽ tự kết nối với các doanh nghiệp trong nước để mang đồ nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Kazackhstan.

Người Việt ở Kazakhstan: Một cộng đồng nhỏ nhưng gắn kết bền chặt - ảnh 4Sống xa hương nhưng kiều bào ở Kazakhstan luôn hướng về Tổ quốc. Ảnh Phạm Văn Tuấn

PV: Thường xuyên đi về giữa Việt Nam và Kazackhstan, ông cảm nhận như thế nào về sự đổi thay của đất nước?

Ông Phạm Văn Tuấn: Tôi cảm nhận sự đổi thay rõ nét nhất của đất nước là 5 năm trở lại đây. Đặc biệt, mỗi lần trở về tham dự Xuân Quê hương, kiều bào chúng tôi được các lãnh đạo cao nhất của Đăng, Nhà nước đón tiếp trang trọng. Xúc động hơn khi những kiều bào chúng tôi được chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng.

Sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam rất ấn tượng thời gian qua là niềm tự hào của bà con kiều bào trước bạn bè quốc tế. Mong rằng chúng ta sẽ phát huy hơn nữa, làm sao tiếp tục gặt hái được thành quả, để bà con kiều bào thêm tự hào về đất nước khi cầm hộ chiếu Việt Nam, nói tiếng Việt và là người Việt Nam.

PV: Xin trân trọng cảm ơn và Chúc ông cùng gia đình một Năm mới an khang Thịnh vượng. 

Tin liên quan

Phản hồi

Vũ thị Hương

Em muốn xin Facebook hay đường linh của hội người Việt nam ở Kazakhstan để liên lạc vì em muốn... Xem thêm

Phạm Văn Thuấn

Em muốn xin số và liên hệ vớ hội người việt nam ở Kazackhtan ? Xin cảm ơn

Thanhtinh

Em muốn liên hệ với hội người Việt Nam ở Kazakhtan. Em muốn đến đất nước này để làm việc trong thời gian ngắn.... Xem thêm

Các tin/bài khác