Chuyện hôn nhân của người Mông ở Điện Biên

(VOV5) - Người Mông ở Điện Biên luôn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình hòa nhập với cuộc sống, trong đó có nghi lễ cưới hỏi. Mùa xuân là mùa của những đôi trai gái người Mông về sống chung một nhà. Phóng viên VOV5 ghi lại đôi nét về “Chuyện hôn nhân của người Mông ở Điện Biên”.


Chuyện hôn nhân của người Mông ở Điện Biên - ảnh 1
Một đám cưới người Mông (Ảnh: Langvietonline)


Nghe nội dung chi tiết tại đây:


Em gặp vợ trên Lai Châu, hỏi thẳng luôn là nếu không thích anh thì thôi, mình không ép nhau làm gì cả. Bạn ý cũng cười, không nói gì nhưng mình cảm thấy có khi là yêu, mà không yêu thì cũng quý rồi. Sau khi quen nhau thì gặp nhau thường xuyên và nói chuyện về phong tục của người Mông, về cuộc sống hoặc kể về gia đình. Anh kể cho em nghe, em kể cho anh nghe…".

.
Vàng A Mua và Thào Thị Van, là người Mông trắng, môt nhánh của dân tộc Mông ở xã Thanh Minh, huyện Điện Biên. Mua năm nay 26 tuổi còn Van 20 tuổi. Ngày cuối tuần, Mua thường dành thời gian chở Van bằng chiếc xe máy đi chợ như hồi còn yêu nhau. Mới cưới nên 2 người ríu rít như đôi chim câu, tay trong tay dạo chợ trung tâm thành phố mua sắ ít đồ dùng cho gia đình. Câu chuyện tình yêu của Mua và Van không giống như ông bà họ ngày xưa. Họ đến với nhau bằng tình yêu chân thành và dành cả 3 năm để tìm hiểu lẫn nhau. Vàng A Mua kể về thời gian tìm hiểu vợ mình: "Nghe chồng mình kể lại về quãng thời gian yêu nhau, Thào Thị Van đứng bên cạnh cười bẽn lẽn: "Khi gặp nhay lần đầu thì cũng có cảm tình. Lời tỏ tình đầu tiên của chồng em là hỏi em có thích anh hay không thích? Người Mông tính thẳng lắm nên cũng hỏi thẳng. Em lúc đó chỉ cười thôi".


Hỏi vợ chồng Mua về phong tục bắt vợ của người Mông, Mua cười và bảo rằng phong tục đó ngày xưa có đấy. Ngay ở xã Thanh Minh của Mua, thế hệ cha chú vẫn còn nhớ như in tập tục đó. Ông Vàng A Sùng, người Mông ở xã Thanh Minh, cho biết: "
Hiện nay, lễ cưới của người Mông cũng thay đổi, không như trước nữa. Thứ nhất là không kéo nhau về nhà, con trai con gái đã thích nhau rồi thì thống nhất với nhau, còn trước kia theo tục người Mông là bắt vợ. Hiện nay thì chúng tôi bỏ rồi. Trước kia thì con gái và con trai xấu hổ, không cho bố mẹ biết nên có tục đi bắt vợ về rồi mới làm lễ gọi hồn cho vợ, tức là mang về nhập cho gia đình, nhập vào nhà, tức là làm con của nhà, người của nhà".


Chuyện hôn nhân của người Mông ở Điện Biên - ảnh 2
Tục "bắt vợ" của người Mông (Ảnh: Báo Điện Biên)


Ông Sùng cho biết ngày trước con trai, con gái Mông lấy vợ rất sớm nhưng nay họ đã kết hôn đúng quy định, con gái đủ 18 tuổi, con trai đủ 20 tuổi. Tuy nhiên những tập tục, nghi lễ trong tiệc cưới hỏi vẫn được họ gìn giữ như nghi lễ về nhà chồng, hay việc chọn ngày cưới với người Mông cũng quan trọng. Ông Sùng cho biết: "
Chúng tôi chỉ chọn ngày đôi như là mùng 2 hoặc mùng 4, 16… chọn các ngày đôi đó là ngày tốt. Ngày đôi là vì con gái và con trai lấy nhau mình chỉ muốn cho nó tổ, có đôi có cặp nên chọn ngày đôi để cưới. Ngày chẵn là ngày may mắn của dân tộc Mông chúng tôi, từ ngày trước chúng tôi đã làm như thế rồi. Các cụ ngày xưa đã chọn như thế rồi thì bây giờ mình cũng tuân theo thôi".


Việc đón dâu cũng được người Mông tiến hành trang trọng. Lễ đón dâu không cầu kỳ về hình thức nhưng thể hiện sự hiếu thảo, thành kính đối với tổ tiên. Ông Sùng cho biết: "
Nhà bên gái khi con đi lấy chồng rồi thì cũng phải báo với tổ tiên. Mổ lợn đám cưới cho con gái, chúng tôi làm cái lý, báo với tổ tiên là gia đình chuyển đi 1 con gái đi làm con dâu. Chỉ cần 1 đĩa thịt, 1 nắm cơm với chén rượu báo cho tổ tiên mình thôi. Có thịt để tổ chức bữa ăn thôi. Mời hết cả bản, còn ở xã thì mời những bạn bè quen biết, đi lại với nhau".


Người Mông mặc trang phục truyền thống trong ngày cưới. Theo anh Vàng A Mua: "
Đến nhà vợ thì mẹ vợ chuẩn bị 1 bộ cho con gái và 1 bộ cho con rể để mặc. Quần áo này về đến nhà thì em cởi ra. Khi em đưa vợ về nhà thì gia đình em có 1 bộ cho con dâu mới. 2 bộ quần áo khác nhau về hình dạng. Áo cho con rể thì áo trắng, con dâu áo đen".


Theo phong tục người Mông, khi đưa cô dâu về nhà chồng thì đoàn đón dâu có bữa ăn dọc đường là để báo với các vị thần linh là nhà trai đã đón được con câu và mời các vị thần linh chứng giám, phù hộ cho đôi trẻ hạnh phúc, làm ăn may mắn. Khi đoàn rước dâu về đến nhà trai thì gia đình cũng làm lễ báo với tổ tiên về việc nhà đã có thêm một người con. Để chung vui với gia đình, cả bản đều đến chúc mừng cho đôi trẻ.


Ngày nay, những nghi lễ trong đám cưới của người Mông được thực hiện một cách đơn giản hơn so với trước. Những đôi vợ chồng trẻ như Mua và Van đều ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng họ cũng không quên tiếp nhận những giá trị của cuộc sống hiện đại để cuộc sống gia đình ổn định, thoát được cái đói, cái nghèo, góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa mới tại thôn, bản vùng cao./.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác