(VOV5) - Sự gắn kết cộng đồng ấy xuất phát từ tập quán thói quen sinh hoạt từ xa xưa và từ chính làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc, đó chính là điệu Vươn Giáy.
Bản Tả Van Giáy, xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nằm bình yên dưới thung lũng Mường Hoa xinh đẹp và trong chẻo. Đây là nơi tập trung đông nhất người Giáy ở Sa Pa.Các ngôi nhà được dựng bên triền dốc thoai thoải nằm dải dác giữa các thung lũng bậc thang. Mặc dù cộng đồng người Giáy ở đây không đông nhất nhưng cuộc sống của họ luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Sự gắn kết cộng đồng ấy xuất phát từ tập quán thói quen sinh hoạt từ xa xưa và từ chính làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc, đó chính là điệu Vươn Giáy.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Không chỉ là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần, Vươn Giáy đã trở thành sợi dây vô hình găn kết cộng đồng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của người Giáy.
Theo tiếng địa phương, Vươn giáy là điệu hát của người Giáy. Vươn Giáy đặc biệt ở chỗ nó chỉ có 1 điệu hát duy nhất nhưng tùy theo từng người hát mà được biến tấu cho phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng. Bởi vậy Vươn Giáy vừa thể hiện kín đáo, ý nhị mà vô cùng trữ tình để bày tỏ suy nghĩ, tấm long của người hát.
Dân ca Giáy có 3 hình thức phổ biến là hát giao duyên nam nữ, hát bên mâm rượu và hát tiễn đường, trong đó ngọt ngào hơn cả là điệu vươn hát đối đáp giao duyên của chàng trai, cô gái, thường diễn ra vào ban đêm mùa Xuân.
Các thành viên Đội văn nghệ thôn Làng Toòng say mê tập luyện. |
Trước kia các chàng trai, cô gái Giáy thường tìm hiểu và bày tỏ lòng mình theo cách hát ấy. Về sau này, người ta không còn dùng hình thức hát giao duyên để tìm hiểu nhau nữa. Nhưng đối với những người đã lập gia đình họ vẫn có thể gặp nhau để cất lên những câu hát đối đáp, cùng gợi nhớ vềthời thanh xuân nhiều kỉ niệm. Nghệ nhân ưu tú Sấn Cháng, xã Tả Van, huyện Sa Pa, cho biết: "Khi người ta hát là thể hiện tình cảm của họ với nhau nên có thể sẽ biến điệu hát thành những giai điệu khác đi.Đó là về mặt giai điệu. Còn về mặt nội dung thì nó rất phong phú. Ví dụ như hát giao duyên trai gái, hay còn gọi là hát ban đêm. Thì điệu hát này có các chàng trai cô gái ở các làng khác đến thì làng sở tại đó đêm hôm đó là họ phải đi hát nhưng cũng phải là khách đến 1,2 lần thôi chứ nếu khách đến nhiều lần thành bạn cũ rồi thì họ cũng không hát nữa."
Nếu giao duyên nam, nữ là hình thức hát đậm chất trữ tình thì hát đối đáp khi đón khách lại là hình thức thể hiện tính cộng đồng cao nhất của người Giáy. Một cuộc vươn Giáy thường diễn ra từ dễ đến khó đòi hỏi người tham gia phải biết nhiều điệu, nhiều bài ca dao, dân ca. Để dễ nhập cuộc, người ta thường tổ chức Vươn Giáy theo truyền thống với nhiều cặp, mỗi cặp có thể 2 đến 7 người thành chủ khủ- khách hát đối đáp, kể chuyện giao duyên với nhau. Khúc hát cất lên như 1 cách mở lời làm quen của các cặp trai gái. Đôi khi cuộc hát đối đáp thông thường trở thành cơ hội để trai gái tìm hiểu.để khi ấy cuộc hát diễn ra vài 3 ngày đêm khong dứt cho đến khi 1 bên nhận thua. Như vậy Vươn giáy là cuộc hát có bài bản và lâu dần trở thành phong tục của người Giáy.
Lời ca tiếng hát đã trở thành 1 phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của người Giáy.Họ cất tiếng hát khi họ thấy buồn, khi họ vui và ngay cả khi họ đang làm việc.Những câu hát không hoa mĩ, chỉ với lời lẽ mộc mạc, giản dị như chính bản thân họ.
"Nhiều vùng nông thôn thu hoạch xong vào tháng 9,10 mới có thời gian đi thăm anh em bạn bè. Khi đi đến gặp anh em bạn bè thì những trái làng, gái làng đến chào hỏi 1 câu nhưng khi họ muốn làm quen thì đêm họ sẽ hẹn nhau đi hát giao duyên, hát đối. Bình thường thì hát 4 ngày 4 đêm. Ban đêm hát đối đáp. Có con gái về chơi thì trai đi hát, có con trai về thì con gái đi hát. Hát kiểu giao duyên đáp đối.Bên mình hát xong là bên khách sẽ đáp lại." Nghệ nhân ưu tú Sấn Cháng nói
Trong lời ca có gió mấy, trăng sao, ngọn cỏ, thiên nhiên để nói về tình cảm giữa con người với con người.Quanh năm gắn bó với ruộng vườn, nương dãy, câu hát là tiếng nói trữ tình, tiếng nói khát vọng tình yêu, hạnh phúc và tự do của người Giáy.
Những khi ngồi 1 mình, câu hát trở thành người bạn chia sẻ, đồng cảm khiến người hát có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư như đang trò chuyện với chính con người bên trong của mình.
Chị Nông Thị Ý, xã Tả Van, cho biết: "Có những bài hát mà khi đi làm thì hát cho vui.Thích bài nào thì hát bài ấy cho đúng tâm trạng.Hát cho quên bớt mệt nhọc, thoải mái đầu óc."
Lời ca tiếng hát trong dân ca Giáy vẽ lên 1 bức tranh sinh động về thiên nhiên. Qua những làn điệu dân ca, thiên nhiên và cuộc sống của đồng bào Giáy hiện lên thật sinh động và cũng vô cùng gần gũi. Lời hát cất lên bâng quơ nhưng đằng sau đó là những gì ý nhị, kín đáo, sâu sắc mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được.
Điều làm lên ý nghĩa và giá trị của ca khúc hát dân ca Giáy còn là nội dung dăn dạy cách đối nhân xử thế cho con cháu. Đây là một nét văn hóa truyền thống lâu đời, một sinh hoạt mang đậm chất nhân văn của người Giáy. Đó là cái cớ để bắc cầu cho con người đến với con người, bắc cầu cho tình người để tạo thành cộng đồng đoàn kết.