(VOV5) - Ngày hội sách châu Âu còn là một sự kiện sống động, đa sắc màu nghệ thuật, với nhiều hoạt động.
Ngày hội sách châu Âu lần thứ 8 vừa được khai mạc tại Hà Nội. Cùng với sự đa dạng của các tác phẩm đến từ 10 quốc gia châu Âu, Ngày hội sách châu Âu còn là một sự kiện sống động, đa sắc màu nghệ thuật, với nhiều hoạt động. Ngày hội Sách được Hiệp hội Viện văn hóa và các Đại sứ quán châu Âu tổ chức thường niên tại Hà Nội từ năm 2011 với sự hỗ trợ của Phái đoàn Liên minh châu Âu. Hoạt động này nhằm tôn vinh, chia sẻ những tinh hoa văn hóa từ châu Âu tới bạn đọc Việt Nam. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông vấn Ông Emmanuel Labrande, Chủ tịch EUNIC về những điểm đặc sắc của chương trình Ngày hội sách châu ÂU năm nay.
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
Ông Emmanuel Labrande, Chủ tịch EUNIC (ngoài cùng bên trái) |
PV: Thưa ông Emmanuel Labrande, ngày hội sách châu Âu lần thứ 8 năm nay có những điểm gì nổi bật?
Ông Emmanuel Labrande: Ngày hội sách năm nay vô cùng đặc biệt, có thể nói đặc biệt nhất từ trước đến nay. Bởi lẽ năm nay là lần thứ 8 sự kiện này được tổ chức ở Hà Nội và có lẽ đây là sự kiện được tổ chức lớn nhất. Có 10 nước tham gia, là do EUNIC, tập hợp các viện văn hóa châu Âu cùng góp sức chung tay tổ chức lên lễ hội văn hóa đọc lần này. Chúng tôi cảm thấy khá hài lòng, cố gắng làm việc với nhau thường xuyên để tổ chức được những sự kiện không những giới thiệu được văn hóa châu Âu mà còn phát triển trao đổi văn hóa châu Âu với các nước như Việt Nam.
Năm nay là lần thứ 3 liên tiếp, trung tâm văn hóa Pháp L’espace là đơn vị điều phối Ngày hội sách châu Âu. Thay mặt toàn bộ các nước trong khối EUNIC, tôi muốn nói lời cảm ơn đến
PV: Cụ thể trong số 34 sự kiện diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM của chương trình năm nay, theo ông sự kiện nào là điểm nhấn của chương trình?
Ông Emmanuel Labrande: Có một sự kiện vô cùng đặc biệt của năm nay đó là chúng tôi tổ chức cuộc thi tìm hiểu về văn học của các nước châu Âu. Các bạn thanh niên tham gia rất đông. Quà tặng của chúng tôi là những cuốn sách được các nhà xuất bản Việt Nam dịch từ các thứ tiếng châu Âu sang tiếng Việt. Qua đó thể hiện được sự năng động trong lĩnh vực xuất bản của Việt Nam. Cũng là sự đóng góp của các nhà xuất bản Việt Nam trong việc trao đổi, quảng bá hình ảnh với các nước châu Âu.
Năm nay chúng tôi ngoài các chương trình giao lưu với công chúng, chúng tôi còn tổ chức sự kiện mang tính chuyên nghiệp cao. Đó là ngày 11/5 tới đây tại viện Gothe, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi trao đổi gặp gỡ giữa đại diện các nhà văn của các nước châu Âu với các nhà xuất bản của Việt Nam để hai bên cùng trao đổi các vấn đề về sách giới thiệu các cuốn sách hay nhất của các nước châu Âu cho nhà xuất bản Việt Nam.
Trao tặng sách cuộc thi Tìm hiểu về văn học châu Âu tại ngày hội sách |
PV: Ông có thể giới thiệu một vài cuốn sách đặc biệt được giới thiệu tại chương trình năm nay không?
Ông Emmanuel Labrande: Có thể nói rất nhiều cuốn sách được giới thiệu trong ngày hội sách năm nay. Tôi dĩ nhiên là không thể biết hết các cuốn sách đó bởi được giới thiệu bởi 10 nước khác nhau. Tôi có thể kể những cuốn sách do Pháp giới thiệu như cuốn sách của tổng thống Mắc-cung, cuốn sách của Levis Straus /Le-vít Kót/ và nhiều cuốn sách khác nữa sẽ được giới thiệu trong khuôn khổ chương trình này. Cũng như 10 nước khác trong Liên minh châu Âu sẽ giới thiệu những tác phẩm hay nhất của họ. Và tôi cũng có thể nói rằng chương trình này rất đa dạng. Có 34 sự kiện khác nhau, không chỉ hội thảo mà còn có các chương trình giao lưu gặp gỡ, có các workshop cho các em nhỏ hay các buổi chiếu phim kết hợp tọa đàm. Có thể nói đây là một chương trình vô cùng đa dạng và phong phú.
Ông Emmanuel Labrande phát biểu khai mạc tại Hội sách |
PV: Vậy thì thông điệp mà Hiệp hội Viện văn hóa và các Đại sứ quán châu Âu muốn gửi đến các độc giả cũng như nhà xuất bản Việt Nam là gì?
Ông Emmanuel Labrande: Hãy đọc sách, hãy đọc các tác phẩm của châu Âu, cũng như ở Pháp, Thụy sĩ hay Thụy Điển… Chúng tôi tha thiết mong muốn được đọc các tác phẩm của văn học Việt Nam, được dịch ra các thứ tiếng châu Âu. Vì vậy chúng tôi rất mong muốn hỗ trợ công tác dịch thuật bởi thông qua công tác dịch thuật chúng ta mới có thể kết nối được với nhau, mới có thể phát triển được tình bạn hữu nghị giữa Việt Nam và các nước châu Âu.
PV : Vâng, xin chân thành cảm ơn ông.