Ra mắt di cảo của Phạm Quỳnh: Hoa đường tùy bút

Ra mắt di cảo của Phạm Quỳnh: Hoa đường tùy bút - ảnh 1

Buổi tọa đàm nhân dịp ra mắt tuyển tập Hoa đường tuỳ bút, được coi là tuyệt bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam - Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace vừa phối hợp tổ chức ngày 11/1. Hoa đường tuỳ bút chính là những trang viết của Phạm Quỳnh trong những ngày cuối đời, cùng với 51 bản dịch thơ Đỗ Phủ. Mời quý vị và các bạn đón nghe những ý kiến từ cuộc tọa đàm này trong tạp chí văn nghệ thứ bảy 14/1/2012.

Phạm Quỳnh sinh năm 1893, mất năm 1945, hiệu là Thượng Chi, bút danh Hoa Đường, Hồng Nhân. Ông từng làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ, là chủ bút tạp chí Nam Phong, người sáng lập đồng thời là Tổng thư ký Hội Khai trí Tiến Đức. Ông từng tham gia chính quyền Bảo Đại, giữ các chức vụ như Ngự tiền Văn phòng, Thượng thư Bộ Học và Thượng thư Bộ Lại. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông lui về ở ẩn tại biệt thự Hoa Đường, Huế.

Những tác phẩm của ông đã được xuất bản ở Việt Nam gồm:

- Mười ngày ở Huế, NXB Văn học – 2001;

- Luận giải Văn học và Triết học, NXB Thông tin, 2003;

- Pháp du hành trình nhật ký, NXB Hội Nhà Văn, 2004;

- Thượng Chi văn tập, NXB Văn học, 2007;

- Du ký Việt Nam, NXB Trẻ, 2007;

- Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, NXB Tri thức, 2007.

 Một số hình ảnh từ cuộc tọa đàm:
Ra mắt di cảo của Phạm Quỳnh: Hoa đường tùy bút - ảnh 2
Thính giả ngồi chật căn phòng nhỏ


Ra mắt di cảo của Phạm Quỳnh: Hoa đường tùy bút - ảnh 3
Lắng nghe ý kiến của các diễn giả


Ra mắt di cảo của Phạm Quỳnh: Hoa đường tùy bút - ảnh 4
Nhạc sĩ Phạm Tuyên, con trai Thượng Chi Phạm Quỳnh


Ra mắt di cảo của Phạm Quỳnh: Hoa đường tùy bút - ảnh 5
PGS Trần Ngọc Vương: Việc lớn nhất Phạm Quỳnh làm được là kết nối hai nền văn hóa Âu - Á...

Phản hồi

Các tin/bài khác