Việt Nam chủ động thực thi “Quy định ngăn chặn phá rừng” của liên minh Châu Âu

(VOV5) -  Quy định ngăn chặn phá rừng được Liên minh châu Âu thông qua tháng 06/2023, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đối với doanh nghiệp lớn.

Việt Nam đã rất chủ động và tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đáp ứng Quy định về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây mất rừng và suy thoái rừng của Liên minh Châu Âu (gọi tắt Quy định ngăn chặn phá rừng).

Việt Nam chủ động thực thi “Quy định ngăn chặn phá rừng” của liên minh Châu Âu - ảnh 1Ảnh minh họa: khoamoitruongdothi.neu.edu.vn

Đây là nhận định của ông Rui Ludovino, Tham tán về các chính sách biến đổi khí hậu, môi trường, việc làm và xã hội, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, trong hội thảo “Trao đổi kỹ thuật về Quy định ngăn chặn phá rừng và các chuỗi cung ứng không gây phá rừng, suy thoái rừng tại Việt Nam” diễn ra hôm nay (12/07), tại tỉnh Đắk Lắk.

Quy định ngăn chặn phá rừng được Liên minh châu Âu thông qua tháng 06/2023, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đối với doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/06/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với quy định này, EU kỳ vọng sẽ góp phần giảm ít nhất 32 triệu tấn/năm lượng phát thải khí carbon do việc sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng. Việt Nam có 3 ngành hàng chịu tác động lớn từ quy định này, gồm: cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Theo ông Rui Ludovino, Tham tán về các chính sách biến đổi khí hậu, môi trường, việc làm và xã hội, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, thời gian thực thi quy định ngăn chặn phá rừng đang đến rất gần, nhưng với sự chuẩn bị sớm và tinh thần trách nhiệm cao của Việt Nam, nhất là từ phía các doanh nghiệp, EU tin rằng Việt Nam có thể đáp ứng tốt các yêu cầu theo quy định.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác