Các học giả quốc tế kêu gọi sự ổn định vì mục tiêu an toàn hàng hải ở Biển Đông

(VOV5) - Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 6 với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" diễn ra trong hai ngày 17 và 18/11, tại thành phố Đà Nẵng, các học giả và các nhà nghiên cứu đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông.

Các học giả quốc tế kêu gọi sự ổn định vì mục tiêu an toàn hàng hải ở Biển Đông - ảnh 1
Các đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh chung.


Theo cựu Phó Đô đốc Anup Singh, nguyên Tư lệnh Hạm đội Hải quân Miền Đông, Ấn Độ: Tuyến đường biển trên Biển Đông có vai trò không thể thay thế trong hoạt động lưu thông hàng hóa ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và quan trọng hơn là đối với hoạt động xuất khẩu của các nước ven biển đến phần còn lại của thế giới. Cựu Phó Đô đốc Anup Singh khẳng định: Các bên có liên quan cần ngừng các hoạt động đơn phương, quyết đoán và tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) và các quy ước quốc tế khác. Nhấn mạnh Yêu sách Đường chín đoạn là không có cơ sở luật pháp, bởi không thể yêu sách đại dương nằm bên ngoài lãnh hải, Cựu Phó Đô đốc Anup Singh đề nghị Cộng đồng thế giới phải lên tiếng và ủng hộ các quốc gia ven Biển Đông bằng việc kêu gọi tự do hàng hải và gìn giữ không gian biển như là di sản chung của nhân loại, cho đến khi các bên liên quan đạt được một giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp lãnh thổ.

 

Trong khi đó, Cựu Chuẩn Đô đốc Akimoto Kazumine, Nghiên cứu viên cấp cao, Quỹ Nghiên cứu Chính sách Hải Dương Nhật Bản, cho rằng: Biển Đông là tuyến đường biển huyết mạch của các nước trong khu vực giống như động mạch chính phân bổ vật chất để duy trì sự phát triển của nền kinh tế... vì vậy cần phải tạo nên một sự ổn định vì mục tiêu an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác