Quốc hội thảo luận dự án Luật Luật sư và Luật hợp tác xã sửa đổi

(VOV5) - Sáng 19/6, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận dự án Luật Luật sư và Luật hợp tác xã sửa đổi - ảnh 1

Phát triển hợp tác xã là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm đưa khu vực hợp tác xã nói riêng và thành phần kinh tế tập thể nói chung phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Các ý kiến đều khẳng định bản chất của hợp tác xã khác biệt với doanh nghiệp ở mục tiêu thành lập, quan hệ sở hữu, quan hệ kinh tế...


Còn có một số ý kiến khác nhau về mức vốn góp tối đa của một thành viên khi tham gia hợp tác xã. Có ý kiến cho rằng cần giảm mức vốn góp tối đa của một thành viên xuống mức 20% như Liên minh Hợp tác xã quốc tế khuyến cáo hoặc đề nghị quy định tỷ lệ vốn góp của các thành viên là bằng nhau, nhằm đề cao nguyên tắc bình đẳng trong quản lý hợp tác xã.  Một số ý kiến đề nghị bỏ Chương về Liên minh hợp tác xã như quy định trong dự thảo Luật, mà chỉ cần quy định Liên minh hợp tác xã là tổ chức Hội đại diện và bảo vệ quyền lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hoạt động theo các quy định của pháp luật hiện hành về Hội.


Ông Lê Đắc Lâm, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, nêu ý kiến: “Xét về mặt kinh tế hợp tác xã đóng góp không nhiều nhưng phải nhận thấy rằng hợp tác xã có tính hiệu quả xã hội cao. Đó thật sự là nhân tố xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường. Thực tiễn cho thấy hoạt động hợp tác xã đã tăng cường tình đoàn kết xã hội, góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên. Vì vậy trong dự thảo luật này, tôi đề nghị cần nhấn mạnh tính ưu việt, hiệu quả xã hội của hợp tác xã. Tôi hoàn toàn nhất trí chính với dự thảo luật lần này đã nêu rõ chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã. Đây là những khung pháp lý cơ bản nhằm tạo điều kiện cho hợp tác xã hoạt động, phát triển một cách tự chủ, vững chắc.”


Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư. Nhiều ý kiến cho rằng không nên cho phép viên chức hành nghề luật sư bởi điều này có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của hoạt động Luật sư và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đa số các ý kiến đề nghị tăng thời gian quy định đào tạo nghề luật sư từ 6 tháng lên 12 tháng.


Ông Trương Trọng Nghĩa, địa biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:" Về việc công chức, viên chức hành nghề Luật sư chúng tôi ủng hộ cho phép các giảng viên Luật được tham gia hành nghề. Các giảng viên hay nhà khoa học luật nếu muốn làm luật sư thì có thể miễn học lớp đào tạo nhưng không nên miễn tập sự. Bởi việc đào tạo nghề luật ư, việc tập sự là quan trong nhất. Việc Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp thẻ luật sư giúp cho việc hành nghề luật sư được đồng bộ và thống nhất. Việc hành nghề luật sư ở nước ngoài cũng thuận lợi hơn, bởi vì Liên đoàn Luật sư Việt Nam là thành viên của nhiều Liên đoàn Luật sư quốc tế."

Phản hồi

Các tin/bài khác