Quốc hội thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

(VOV5) - Theo chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13, sáng 10/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Phiên họp sáng nay được phát thanh và truyền hình trực tiếp để đồng bào, cử tri cả nước cùng theo dõi.

Buổi chiều, sau khi thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, các đại biểu thảo luận ở hội trường về việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại Dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội dự kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13 thảo luận trong cả ngày 9/11. Đây là vấn đề quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, vì thế phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để đồng bào, cử tri cả nước cùng theo dõi.

Trong cả ngày hôm qua, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng đã được công bố để lấy ý kiến của nhân dân và trình Quốc hội để thông qua tại kỳ họp này. Đây là một dự án Luật với những quy định mang tính khả thi, chế tài đủ mạnh và hạn chế tối đa những kẽ hở mà tội phạm tham nhũng có thể lợi dụng. Các đại biểu nhấn mạnh muốn phòng, chống tham nhũng trước hết là phải thực hiện dân chủ, công khai và minh bạch. Vì vậy, dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) lần này tập trung sửa đổi, bổ sung quy định về việc công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập ở nơi công tác và nơi cư trú; từng bước mở rộng diện kê khai và phạm vi công khai việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. 



Quốc hội thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm  - ảnh 1

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) phát biểu ý kiến. Ảnh: Hoàng Hà.


Theo ông Bùi Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, để luật vận hành tích cực trong cuộc sống không thể thiếu cơ chế giám sát của quần chúng và báo chí “Thực tiễn đã chứng minh chính quần chúng và báo chí là trợ thủ đắc lực trong việc phát hiện hành vi tham nhũng và cũng chính dư luận, quần chúng và báo chí đã làm áp lực để cho việc thực thi các biện pháp phòng, chống tham nhũng được tích cực. Song song với việc phát huy vai trò của quần chúng và báo chí, phải có cơ chế bảo vệ người tham gia phòng, chống tham nhũng và khen thưởng người dân và phóng viên làm tốt phòng, chống tham nhũng.


Quốc hội thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm  - ảnh 2
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Minh Điền


Một nội dung quan trọng khác của Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi lần này là việc thay đổi mô hình Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, làm rõ mối quan hệ giữa Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương với các cơ quan chức năng của Nhà nước. Ông Vũ Xuân Trường, đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, nêu ý kiến “
Tôi nhất trí cao với dự thảo về việc cơ quan chỉ đạo về phòng chống tham nhũng thuộc về Bộ Chính trị, Ban Nội chính các cấp. Thứ hai, các cơ quan thực thi gồm có Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra phòng, chống tham nhũng của Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân. Cuối cùng, kết luận của Thanh tra, Kiểm toán qua các kỳ thanh tra, kiểm toán mặc dù có công khai, nhưng chưa được thông báo tới các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng. Do đó, tôi đề nghị cơ quan Thanh tra, Kiểm toán phải gửi kết luận thanh tra, kiểm toán sau mỗi đợt thanh tra, kiểm toán tới Ban chỉ đạo và các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng.

Theo các đại biểu Quốc hội, các nội dung sửa đổi trong Luật phòng, chống tham nhũng lần này cho thấy quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, đáp ứng được sự mong đợi của người dân./.

Phản hồi

Các tin/bài khác