Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc “Phố ông Đồ”

(VOV5) - Trong không khí hân hoan đón Tết cổ truyền, sáng 2/2,Tại Nhà văn hóa Thanh niên Tthành phố Hồ Chí Minh khai mạc “Phố ông đồ” mừng Xuân Quý Tỵ 2013. “Phố ông đồ” diễn ra đến ngày 8/2 (28 tháng Chạp âm lịch) quy tụ 46 chiếu viết thư pháp, phục vụ cho những người dân có nhu cầu trang trí nhà cửa ngày Tết bằng những câu đối chữ Việt mang đậm nét cổ truyền. Điểm đặc biệt năm nay là có sự xuất hiện của 8 bà đồ, trong đó có bà đồ Mylène Hứa Minh Yến, Việt kiều Pháp về quê ăn Tết, vì yêu mến nghệ thuật thư pháp chữ Việt nên ra chiếu ngồi viết câu đối cho du khách. Bà Hứa Minh Yến cho biết: “Phố ông Đồ nói về giá trị văn hóa rất hay, bởi vì chữ viết được phát triển để khỏi mai một, là một nét văn hóa riêng rất đẹp của người Việt cần được phát triển. Mình thấy cũng có nhiều nơi làm phố ông đồ nhưng phố của mình rất nhộn nhịp, mà mình nghĩ là càng ngày sẽ càng đông hơn và hy vọng năm tới sẽ được gấp đôi những người đến làm Phố ông đồ.


Phố ông đồ - nét xưa của mùa xuân hiện đại
Từ 6-7 giờ sáng và 6-9 giờ tối là thời điểm đông khách tham quan nhất
Phố ông đồ - nét xưa của mùa xuân hiện đại
Người cao tuổi nhất là cụ đồ Mai Trợ, 82 tuổi, quê ở Quảng Nam. Cụ Mai Trợ
rất am hiểu Hán tự và có thể tư vấn cả những phong tục hiếu hỉ theo truyền thống.
Phố ông đồ - nét xưa của mùa xuân hiện đại
"Anh đồ" Nguyễn Quý thuộc thế hệ 9x là người trẻ nhất Phố ông đồ
Phố ông đồ - nét xưa của mùa xuân hiện đại
Có cả "cô đồ" trẻ măng
Phố ông đồ - nét xưa của mùa xuân hiện đại
Ông đồ Minh Hoàng ở thư quán Hoa Chữ Việt cho biết, năm nay khách đặt mua nhiều chữ
"lộc", "an", "nhẫn"... Có vị khách mua rất nhiều chữ "nhẫn" đem về treo trong công ty để khích
 lệ chính mình và các nhân viên cố gắng nhiều hơn trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Phố ông đồ - nét xưa của mùa xuân hiện đại
Một công cụ hong khô chữ hiện đại của ông đồ thế kỷ 21
Phố ông đồ - nét xưa của mùa xuân hiện đại
Không chỉ viết chữ, các ông đồ còn vẽ tranh
Phố ông đồ - nét xưa của mùa xuân hiện đại
Tham quan Phố ông đồ, du khách còn có thể đặt làm chiếc áo vẽ chân dung của chính mình.
 Áo được vẽ bằng mực in vải nên giặt cũng không phai.

(Ảnh theo Dantri.net)

Phản hồi

Các tin/bài khác