Việc đánh giá, triển khai chính sách giảm nghèo phải thực chất

(VOV5)- Trước mắt, trong năm 2014-2014, việc hỗ trợ giúp các hộ nỗ lực thoát nghèo như: Vay vốn, tạo việc làm, xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục được phát huy.

Nhân Tháng vì người nghèo, trong mục “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” ngày 12/10, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền giải đáp nhiều nội dung được người dân quan tâm về việc bình xét hộ nghèo tại các địa phương; việc xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều; chính sách giúp người nghèo thoát nghèo bền vững.

Việc đánh giá, triển khai chính sách giảm nghèo phải thực chất  - ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền. (Ảnh: Lâm Khánh)


Đối với việc bình xét hộ nghèo tại các địa phương, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có Thông tư về việc hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo là nhằm giúp họ chủ động vươn lên là chính. Trước mắt, trong năm 2014-2015, việc hỗ trợ giúp các hộ nỗ lực thoát nghèo như: Vay vốn, tạo việc làm, xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục được phát huy.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhận định chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo là không đáng kể, vì vậy việc thiết kế chính sách cho hộ cận nghèo phải được tăng lên. Về thiết kế chính sách, Chính phủ dành ưu tiên theo thứ tự cho đối tượng là hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo. Trong đó, chính sách giảm nghèo vẫn tiếp tục được ưu tiên, nhất là đối với người nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi để giảm khoảng cách chênh lệch. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tập trung dành nguồn lực để giúp địa phương miền núi, vùng khó khăn thoát nghèo. Những chính sách cụ thể của đồng bào dân tộc phải được xem xét lại, hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ thoát nghèo như học tập, học nghề để giảm nhanh tốc độ nghèo./. 

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác