(VOV5) -Đề án ược triển khai tại các xã và huyện có đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là địa bàn có ít người sinh sống.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025".
Ảnh minh họa: Đăng Khoa/ nhandan.com.vn |
Đề án ược triển khai tại các xã và huyện có đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là địa bàn có dân tộc thiểu số ít người sinh sống. Đối tượng của Đề án là đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người, già làng, người có uy tín, cán bộ thôn, bản và các tổ chức đoàn thể ở thôn, bản; cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện, xã vùng dân tộc thiểu số có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới.
Đề án phấn đấu 100% cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương, 50% cán bộ làm công tác liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, cấp xã và người có uy tín, già làng, trưởng bản vùng dân tộc thiểu số có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Cử tri cũng mong muốn Chính phủ quan tâm hơn nữa tới công tác giáo dục đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; một số vấn đề về chính sách với người có công, đảm bảo an sinh xã hội...
Ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến tâm huyết của cử tri, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ tổng hợp những ý kiến, kiến nghị của cử tri để chuyển đến Quốc hội và các cơ quan chức năng xem xét giải quyết kịp thời, thỏa đáng.