(VOV5) - Sáng 19/4, tọa đàm “Đọc thế nào?& xây dựng tủ sách gia đình” do NXB Phụ nữ tổ chức nhân Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam sẽ diễn ra tại Sảnh Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
Các diễn giả tại tọa đàm có ông Nguyễn Quốc Vương, tác giả cuốn sách “Xây dựng Tủ sách gia đình”; ông Hoàng Anh Đức, Tác giả cuốn sách “Readology: Đọc thế nào?”; bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc – Tổng biên tập NXB Phụ nữ Việt Nam.
Buổi tọa đàm là cơ hội được gặp g ỡ những nhân vật “người th ắp lửa” đang sở hữu thư viện gia đình hoạt động hiệu quả, giúp hàng trăm hàng nghìn trẻ em và người lớn có sách đọc: Hoàng Anh Đức và Nguyễn Quốc Vương. Các tác giả sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích cho những ai đang muốn làm tác khuyến đọc, xây dựng tủ sách gia đình, cơ quan, trường học... nhưng còn băn khoăn chưa biết bắt đầu từ đâu.
Có ai đó từng nói rằng: “Một đứa trẻ ham đọc rồi sẽ là một người trưởng thành biết suy nghĩ”.Nhưng chúng ta nên hướng dẫn, rèn luyện trẻ đọc thế nào đây? Câu hỏi ấy cứ ở mãi trong đầu Hoàng Anh Đức – một ông bố, đồng thời là nhà giáo dục tâm huyết.
Kĩ thuật đọc thế nào được Hoàng Anh Đức giới thiệu theo từng cấp độ, chủ yếu xoay quanh đối tượng người-đọc-nhí, dựa trên tinh thần tôn trọng con trẻ, trên nhịp độ khoan thai, nhịp nhàng: đọc sách cùng trẻ sơ sinh và nhũ nhi, đọc sách cùng trẻ ấu nhi, đọc sách vớ i trẻ mẫu giáo...Bằng kĩ thuật phù hợ p, cộng thêm tình cảm, cảm xúc mà chúng ta (và con trẻ, dĩ nhiên!) dành cho những giờ đọc sách, cho không gian đọc sách… thì việc đọc trở thành thói quen, niềm hứng thú hết sức tự nhiên. Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả Hoàng Anh Đức còn tiếp tục gợi mở việc kể thế nào, bởi vì đọc và kể dường như luôn song hành, giống như hai khía cạnh nhận và trao: Chúng ta tiếp thu những điều mới mẻ, thú vị, bổ ích dường như là để truyền tỏa các giá trị đó chứ đâu chỉ giữ cho riêng mình,...
Đọc sách để phát triển cá nhân, nhưng muốn nâng cao nhận thức, văn hóa đọc trong cộng đồng, chúng ta nên bắt đầu từ “tế bào của xã hội”: gia đình. Cuốn sách “Xây dựng tủ sách gia đình- cùng đọc để sống hạnh phúc và kiến tạo xã hội văn minh” chỉ ra vai trò – ý nghĩa của việc đọc sách và tủ sách gia đình, cách thức xây dựng, vận hànhcũng như phương pháp đọc sách cơ bản một cách khá chi tiết từ việc thiết kế giá sách đến lựa chọn sách trong gia đình đặc biệt là cách đọc sách cùng con thế nào để giúp trẻ hứng thú với sách, hay cách “ch ữa bệnh buồn ngủ” của người lớn khi mới làm quen với việc đọc sách. Ngoài ra, ở phần phụ lục tác giả giới thiệu 100 đầu sách nên có trong tủ sách gia đình và thêm các thông tin về một số thư viện công cộng thư viện tư nhân, tủ sách gia đình khắp các địa phương trên cả nước để bạn đọc có thể tham khảo học tập.