(VOV5) - Đây là sự kiện mở màn cho một loạt các chuỗi sự kiện văn hóa nghệ thuật chào mừng 20 năm Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
“Giăng tơ” là chương trình nghệ thuật đương đại lần đầu tiên được tổ chức tại Hội An vào ngày 13/4. Triển lãm này của họa sĩ Thu Trân có sự tham gia của nghệ sĩ đương đại, nhà thiết kế Hồng Phạm, vài khách mời danh dự là ca sĩ Mỹ Linh.
Tác phẩm sắp đặt Giăng tơ |
Với 40 tác phẩm tranh, 3 cụm sắp đặt và 60 bộ thời trang, trong đó có sắp đặt lụa cùng kỹ thuật nhuộm chàm truyền thống, màu nước, acrylic với những thử nghiệm mới, tranh trừu tượng trên lụa, trình diễn thời trang cùng các thiết kế mới nhất; cuộc triển lãm cũng trong mục đích quảng bá và giới thiệu các sản phẩm nghệ thuật chất lượng cao mang đậm chất truyền thống của các nghệ sỹ Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Sau đó, các cụm sắp đặt sẽ được giữ lại tại khách sạn Almanity Hội An Wellness Resort trong vòng một tháng để du khách trong và ngoài có cơ hội đến thưởng lãm.
Ý tưởng chương trình triển lãm ra đời dựa trên cảm hứng từ sợi tơ trời mà tạo hóa ban tặng cho con người, đã đi vào câu chuyện nghệ thuật của biết bao đời nay. Những giá trị ấy giữ lại cho biết bao nhiêu thế hệ trong dân ca Việt Nam. Đây còn là biểu hiện của đức tính thủy chung của người phụ nữ Việt luôn miệt mài bên khung cửi từ rất xa xưa, chứa đựng nhiều tâm tư. Đối với các nghệ sỹ, đây chính là biểu hiện của tâm huyết và cống hiến đối với nghệ thuật và sự miệt mài sáng tạo không ngừng nghỉ. Từ thế kỷ 17 khi cảng thị Faifo là một trong những nơi sầm uất bật nhất Châu Á, lụa của xứ Đàng Trong đã theo “con đường tơ lụa trên biển” nổi tiếng thời bấy giờ đi khắp thế giới. Chương trình triễn lãm nghệ thuật độc đáo lần đầu tiên tổ chức tại Hội An, nơi nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa đã trở nên quen thuộc từ bao đời nay.
Họa sĩ Trần Thị THu |
Họa sĩ Trần Thị Thu cho biết, lấy cảm hứng từ câu chuyện của những người phụ nữ Việt Nam trong truyền thuyết và văn chương, chị đã cho ra đời trọn bộ tác phẩm của mình.
Bà chúa Tằm Tang đã tạo nên một huyền thoại, một "con đường tơ lụa trên biển" nổi tiếng đi khắp thế giới chính từ cảng thị Faifo Hội An. "Con đường tơ lụa" đã dẫn lối họa sỹ Trần Thị Thu tìm hiểu vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt từ ngàn xưa. Đó là vẻ đẹp của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (bà chúa thơ Nôm) đã gây dựng Cổ Nguyệt Đường bởi thơ, bất cứ ai đến đó đều là khách thơ, cái sợi dây tơ vương ấy đã níu giữ bao quân tử tài ba lỗi lạc. Nàng là một người phụ nữ đảm đang, quay tơ dệt lụa bên khung cửi để nuôi sứ mệnh văn thơ của mình. Hình ảnh giăng tơ bên khung cửi bộc lộ rõ nét phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam, nhẫn nại, thủy chung từ ngàn đời xưa từ miền xuôi hay miền núi.
“Giăng tơ” còn là sự liên tưởng đến những sợi tơ trời, những sợi tơ mong manh kì diệu ấy để tạo nên vẻ đẹp trong ngôn ngữ hội họa của nghệ sỹ. Chính vì vậy, Giăng tơ còn là biểu hiện của năng lực sáng tạo vô cùng và sự miệt mài cống hiến không ngừng của những nữ nghệ sỹ Việt Nam.
Trên nền chất liệu vải tự nhiên truyền thống như tơ tằm sống, đũi, lụa, hoạ sỹ sử dụng màu nước và Acrylic đi nhẹ nhàng và mạnh mẽ tạo cảm giác nhiều biến ảo về không gian, khi thật gần khi thật xa như những sự kết nối của tiếng tơ hay sợi tơ kết nối con người xích lại gần nhau.
Triển lãm Giăng tơ kể lại cho người xem tất cả những giá trị trên thông qua ngôn ngữ hội họa trừu tượng với 3 phần: phần sắp đặt; phần tranh và đặc biệt hơn nữa là phần thời trang được kết hợp với nhà thiết kế Phạm Hồng chị còn là một nghệ sĩ đương đại với nhiều tác phẩm có giá trị về văn hóa, cũng như thân phận người phụ nữ Việt. Sự kết hợp giữa thời trang BigThu và nhà thiết kế phạm Hồng đã đi được nhiều năm nay, với những bộ sưu tập phóng khoáng hiện đại, rất nữ tính phù hợp từ phong cách vẽ kết hợp giữa màu công nghiệp và màu tự nhiên, trên vải toàn bộ là chất liệu tơ tằm lụa Vạn Phúc và đũi của Nam Cao Thái - Bình và vải thô Nam Định trong toàn bộ triển lãm do họa sĩ Trần Thị Thu sáng tác.
từ ngàn đời xưa từ miền xuôi hay miền núi. Tiếng khung cửi nghe vừa da diết, tiếc nuối vừa thấm đượm nhiều nỗi niềm “chín đợi, mười chờ” trải dài qua cả không gian lẫn thời gian.
“Giăng tơ” còn là sự liên tưởng đến những sợi tơ trời, những sợi tơ mong manh kì diệu ấy để tạo nên vẻ đẹp trong ngôn ngữ hội họa của nghệ sỹ. Chính vì vậy, Giăng tơ còn là biểu hiện của năng lực sáng tạo vô cùng và sự miệt mài cống hiến không ngừng của những nữ nghệ sỹ Việt Nam.
Trên nền chất liệu vải tự nhiên truyền thống như tơ tằm sống, đũi, lụa, hoạ sỹ sử dụng màu nước và Acrylic đi nhẹ nhàng và mạnh mẽ tạo cảm giác nhiều biến ảo về không gian, khi thật gần khi thật xa như những sự kết nối của tiếng tơ hay sợi tơ kết nối con người xích lại gần nhau.
Nghệ sĩ Phạm Hồng |
Triển lãm Giăng tơ kể lại cho người xem tất cả những giá trị trên thông qua ngôn ngữ hội họa trừu tượng với 3 phần: phần sắp đặt; phần tranh và đặc biệt hơn nữa là phần thời trang được kết hợp với nhà thiết kế Phạm Hồng. Đây là một nghệ sĩ đương đại với nhiều tác phẩm có giá trị về văn hóa, cũng như thân phận người phụ nữ Việt. Sự kết hợp giữa thời trang BigThu và nhà thiết kế Phạm Hồng đã có nhiều năm nay, với những bộ sưu tập phóng khoáng hiện đại, rất nữ tính phù hợp từ phong cách vẽ kết hợp giữa màu công nghiệp và màu tự nhiên, trên vải toàn bộ là chất liệu tơ tằm lụa Vạn Phúc và đũi của Nam Cao Thái - Bình và vải thô Nam Định trong toàn bộ triển lãm do họa sĩ Trần Thị Thu sáng tác.