Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem

(VOV5) -Vở Cải lương “Thầy Ba Đợi” kể lại một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc thời vua Hàm Nghi.


Tối 28/4/2018, Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” công diễn buổi đầu tiên tại TPHCM. Đây là vở diễn chào mừng kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương ở Việt Nam. Vở có sự tham gia diễn xuất của hơn 60 nghệ sĩ tài danh đến từ Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Đoàn nghệ thuật cải lương Long An.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tại TPHCM đã đến tham dự buổi công diễn vở cải lương "Thầy Ba Đợi".

 

Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 1
NSƯT Lê Tứ vào vai thầy Ba Đợi thời trung niên.


Vở Cải lương “Thầy Ba Đợi” kể lại một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc thời vua Hàm Nghi. Trong đó, câu chuyện khắc họa rõ nét chân dung của thầy Ba Đợi, tên thường gọi là Nhạc quan- Nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người có công lớn đối với quá trình hình thành và phát triển buổi đầu của nghệ thuật Cải lương. Thầy Ba Đợi đã kết hợp Lễ nhạc, Nhã nhạc cung đình Huế với Hát bội, Đờn ca tài tử để tạo thành nghệ thuật Cải lương lưu truyền đến bây giờ.

Với kịch bản văn học của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, được Soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương, NSƯT Triệu Trung Kiên và Lê Trung Thảo đạo diễn, NSND Trần Ngọc Giàu chỉ đạo nghệ thuật, vở "Thầy Ba Đợi" đem đến cho công chúng một cái nhìn vừa toàn  cảnh vừa cụ thể về một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Vở diễn cũng giúp người xem hiểu rõ hơn về cội nguồn cũng như phô diễn được những vẻ đẹp, những giá trị của nghệ thuật sân khấu Cải lương Việt Nam.

Đến xem vở Thầy Ba Đợi, chị Nguyễn Thị Phà Ca, giảng viên khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa TPHCM cho biết: "Mình muốn được tận mắt được xem những người nghệ sĩ tái hiện lại cuộc đời của một nhân vật mà mình chỉ được đọc, được biết trên giấy, trên những tài liệu mà mình nghiên cứu thôi. Bây giờ mình muốn biết được con người thật và muốn hòa mình, muốn sống lại thời đó để hiểu được về chân dung thầy Ba Đợi”.

Chị Trần Bảo Châu, một khán giả sống tại Quận 9, TPHCM bày tỏ cảm xúc: “Vở cải lương này đã chạm đến cảm xúc của người xem, cách diễn của từng nhân vật rất là sâu sắc, nó có những cảm xúc động lại. Vở diễn có sự đầu tư về sân khấu hoành tráng, thu hút ánh nhìn, gợi cho người ta nhớ về không gian của Sài Gòn xưa. Các nghệ sĩ diễn vô cùng có cảm xúc và có hồn, hòa cái hồn của mình vào nhân vật nên người xem cảm giác đó là nhân vật chứ không còn là một người nghệ sĩ nữa”.

Một số hình ảnh trong buổi diễn:

 

Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 2
Cảnh trong vở cải lương "Thầy Ba Đợi"


Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 3
Cảnh trong vở cải lương "Thầy Ba Đợi"


Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 4
Cảnh trong vở cải lương "Thầy Ba Đợi"


Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 5
Cảnh trong vở cải lương "Thầy Ba Đợi"


 

Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 6
Cảnh trong vở Cải lương “Thầy Ba Đợi”.


Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 7
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngồi xem vở cải lương cùng các khán giả.


 

 

Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 8
Vở cải lương "Thầy Ba Đợi".


 

 

Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 9
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trò chuyện cùng tác giả kịch bản văn học Nguyễn Thế Kỷ.


Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 10
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh lưu niệm cùng tác giả kịch bản văn học Nguyễn Thế Kỷ và các đại biểu Đài Tiếng nói Việt Nam.


 

Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 11
Kết thúc buổi diễn, tác giả kịch bản văn học Nguyễn Thế Kỷ tặng hoa cảm ơn các diễn viên.


Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem - ảnh 12
Các diễn viên được tặng hoa sau buổi biểu diễn./.



Phản hồi

Các tin/bài khác