(VOV5) - Cách mạng tháng Tám 1945 là một trong những mốc son chói lọi trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam. 71 năm đã qua nhưng ý nghĩa và những giá trị của cuộc cách mạng này vẫn hiện hữu, được lưu giữ trang trọng tại các bảo tàng của Việt Nam thông qua hàng nghìn hình ảnh, hiện vật lịch sử. Đó là những minh chứng hào hùng cho tinh thần yêu nước, đấu tranh anh dũng của quân và dân Việt Nam để giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đó là Đảng CSVN đã làm tốt công tác vận động, tập hợp quần chúng trong một mặt trận thống nhất, tạo sức mạnh to lớn cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
Trong quá trình đó, báo chí, truyền đơn cách mạng đã giữ một vai trò quan trọng để vận động quần chúng theo Đảng, đấu tranh chống thực dân đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
|
Báo Cờ Giải Phóng, Cơ quan tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Số 2, ngày 26/8/1943 |
Trong số hàng nghìn hình ảnh, tài liệu hiện vật ghi lại không khí hào hùng của cuộc Cách mạng tháng Tám đang được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam, bộ sưu tập truyền đơn thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945 và bộ sưu tập 90 tờ báo cách mạng 1925-1945 phản ánh vai trò quan trọng của báo chí cách mạng trong việc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước; tập hợp và củng cố các lực lượng cách mạng đứng lên giành chính quyền, tổng khởi nghĩa thắng lợi. Ngoài các tờ báo của Trung ương Đảng, các tổ chức đoàn thể ở hầu hết các địa phương thời kỳ đó đều bí mật xuất bản báo như tờ Tạp chí Đỏ, Tranh đấu, Dân cày, Việt Nam Độc Lập, Cờ Giải Phóng. Các tờ báo này đã trở thành một mặt trận đấu tranh sắc bén, đáp ứng kịp thời những yêu cầu của cán bộ đảng viên và các hội viên cứu quốc trong cao trào đấu tranh cách mạng.
Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho biết: "Thời điểm đó, báo chí chủ yếu hoạt động bí mật ở những vùng giải phóng, trong chiến khu, trong khu vực địch quản lý. Các bài báo không chỉ truyền bá tư tưởng mà cả ý chí quyết tâm, sự sáng tạo để đường lối chính sách của tổ chức cách mạng đi vào đời sống quần chúng. Chính các bài báo đó đã giúp mọi người đồng lòng nhất trí, nhất tề trong hành động giành lại chính quyền và xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa".
Dấu ấn của Cách mạng tháng Tám còn được thể hiện qua những hình ảnh, hiện vật nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều hiện vật quý, văn bản gốc của sự kiện lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945 được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia như Nghị quyết Ðại hội Quốc dân, Quân lệnh của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, con dấu của Tổng Bộ Việt Minh năm 1944-1945; con dấu của Kỳ bộ Việt Minh Bắc Kỳ 1941-1945. Những hình ảnh, hiện vật này cho thấy sự chuẩn bị về mọi mặt của Mặt trận Việt Minh cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 của dân tộc.
Tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, trong hơn 300 hình ảnh, hiện vật tại trưng bày “Dấu ấn mùa thu lịch sử”, nhiều hiện vật về Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945 như Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân cả nước trước ngày Tổng khởi nghĩa, kêu gọi đoàn kết cùng Mặt trận Việt Minh giải phóng dân tộc; Truyền đơn của Mặt trận Việt Minh kêu gọi nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8 năm 1945; chiếc ví da của ông Phan Quang Hiền, đội viên Đội Cứu quốc quân, được dùng để đựng thư liên lạc của cấp trên trong quá trình chỉ đạo Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Việt Bắc; Tay nải của chị Lê Thị Thọ, ở Phú Thọ, dùng để tiếp tế gạo cho cơ quan Trung ương Đảng năm 1945.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Năng, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, cho biết: "Ngoài những ảnh tư liệu gốc được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam thì có những ảnh chúng tôi phải tới TTXVN và một số kho lưu trữ khác để tìm, đưa vào đây trưng bày. Có thể nói là hiện vật về sự kiện Cách mạng tháng Tám tương đối đầy đủ, từ bối cảnh đến chủ trương của Đảng, rồi quá trình chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám cho đến diễn biến ở các địa phương tiêu biểu như Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Huế, TP.HCM. Đặc biệt ở Hà Nội là hình ảnh về cuôc mít tinh ngày 19/8 ở Quảng trường Nhà hát Lớn cũng như lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9 tại Quảng trường Ba Đình. Đó là những hình ảnh rất đáng quý".
|
Bộ kèn đồng đã được sử dụng cử hành trong Lễ chào cờ tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 |
Đáng chú ý trong phần hiện vật về Cách mạng tháng Tám tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, còn có bộ Kèn của đội quân nhạc và bản Quốc ca của nhạc sỹ Văn Cao. Bộ kèn này được Đội Quân nhạc sử dụng để cử hành Quốc ca trong Lễ chào cờ tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Tận mắt ngắm nhìn những hiện vật lịch sử gắn liền với Ngày Quốc khánh, anh Nguyễn Văn Thanh, khách tham quan Bảo tàng, cho biết: "Tôi thấy kèn đồng trước đây rất đơn giản nhưng các nhạc công thời bấy giờ vẫn thổi được bài Tiến quân ca rất hào hùng, toát lên không khí của Ngày tuyên ngôn độc lập. Tất cả điều đó xuất phát từ lòng yêu nước nên nhạc công mới thả hồn vào bài hát và tiếng nhạc mới hay như thế".
71 năm qua nhưng những hiện vật về cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 và Quốc khánh 2/9 vẫn được lưu giữ đầy đủ tại nhiều bảo tàng ở Việt Nam, góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc của các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là đối với các thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, trong hơn 300 hình ảnh, hiện vật tại trưng bày “Dấu ấn mùa thu lịch sử”, nhiều hiện vật về Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945 như Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân cả nước trước ngày Tổng khởi nghĩa, kêu gọi đoàn kết cùng Mặt trận Việt Minh giải phóng dân tộc; Truyền đơn của Mặt trận Việt Minh kêu gọi nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8 năm 1945; chiếc ví da của ông Phan Quang Hiền, đội viên Đội Cứu quốc quân, được dùng để đựng thư liên lạc của cấp trên trong quá trình chỉ đạo Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Việt Bắc; Tay nải của chị Lê Thị Thọ, ở Phú Thọ, dùng để tiếp tế gạo cho cơ quan Trung ương Đảng năm 1945.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Năng, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, cho biết: "Ngoài những ảnh tư liệu gốc được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam thì có những ảnh chúng tôi phải tới TTXVN và một số kho lưu trữ khác để tìm, đưa vào đây trưng bày. Có thể nói là hiện vật về sự kiện Cách mạng tháng Tám tương đối đầy đủ, từ bối cảnh đến chủ trương của Đảng, rồi quá trình chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám cho đến diễn biến ở các địa phương tiêu biểu như Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Huế, TP.HCM. Đặc biệt ở Hà Nội là hình ảnh về cuôc mít tinh ngày 19/8 ở Quảng trường Nhà hát Lớn cũng như lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9 tại Quảng trường Ba Đình. Đó là những hình ảnh rất đáng quý".
Tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, trong hơn 300 hình ảnh, hiện vật tại trưng bày “Dấu ấn mùa thu lịch sử”, nhiều hiện vật về Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945 như Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân cả nước trước ngày Tổng khởi nghĩa, kêu gọi đoàn kết cùng Mặt trận Việt Minh giải phóng dân tộc; Truyền đơn của Mặt trận Việt Minh kêu gọi nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8 năm 1945; chiếc ví da của ông Phan Quang Hiền, đội viên Đội Cứu quốc quân, được dùng để đựng thư liên lạc của cấp trên trong quá trình chỉ đạo Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Việt Bắc; Tay nải của chị Lê Thị Thọ, ở Phú Thọ, dùng để tiếp tế gạo cho cơ quan Trung ương Đảng năm 1945.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Năng, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, cho biết: "Ngoài những ảnh tư liệu gốc được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam thì có những ảnh chúng tôi phải tới TTXVN và một số kho lưu trữ khác để tìm, đưa vào đây trưng bày. Có thể nói là hiện vật về sự kiện Cách mạng tháng Tám tương đối đầy đủ, từ bối cảnh đến chủ trương của Đảng, rồi quá trình chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám cho đến diễn biến ở các địa phương tiêu biểu như Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Huế, TP.HCM. Đặc biệt ở Hà Nội là hình ảnh về cuôc mít tinh ngày 19/8 ở Quảng trường Nhà hát Lớn cũng như lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9 tại Quảng trường Ba Đình. Đó là những hình ảnh rất đáng quý".