(VOV5) - Tiểu ban nhân quyền Hạ viện Mỹ, ngày 16/5, thông qua cái gọi là “Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam năm 2013”, trong đó đề xuất các biện pháp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam đồng thời ngăn cấm viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho Việt nam. Dẫu mới chỉ được thông qua ở phạm vi một Tiểu ban, còn phải trình trước Hạ viện và Thượng viện Mỹ để biểu quyết và cuối cùng phải được Tổng thống Mỹ ký nữa thì Luật mới có hiệu lực nhưng với việc thông qua Dự luật 1897, các nghị sỹ của Tiểu ban nhân quyền Hạ viện Hoa kỳ đã có một việc làm đi ngược lại xu hướng phát triển của mối quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ.
Nghị sỹ Chris Smith, người đề xướng Dự luật, đã cho thấy sự sai trái trong cách tiếp cận về vấn đề nhân quyền của Việt Nam, khi phát biểu sau khi Dự luật được thông qua, rằng Dự luật yêu cầu Việt Nam “Tôn trọng tự do tôn giáo, thả tù nhân chính trị, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tuân thủ đúng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, tôn trọng nhân quyền của các nhóm thiểu số”... Đây là các thông tin không đúng sự thật về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Phải khẳng định chắc chắn rằng trên thực tế tự do tôn giáo ở Việt Nam hoàn toàn được bảo đảm trong Hiến pháp, pháp luật. Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân chính trị”. Người dân Việt Nam được tự do bày tỏ chính kiến về mọi vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được Nhà nước chăm lo, phát triển bình đẳng cùng các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.Và cuối cùng, Việt nam luôn tôn trọng và tuân thủ tốt các cam kết, tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và vì thế, thành tích về nhân quyền của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, trên cơ sở đó Việt Nam đang nỗ lực ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 tới đây. Như vậy, Dự luật 1897 của Tiểu ban Nhân quyền Hạ viện Mỹ đã thiếu khách quan, nếu không muốn nói là đã cố tình sử dụng những thông tin bịa đặt về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Việc các Nghị sỹ thông qua một Dự luật đầy những thông tin bịa đặt để đòi hỏi phi lý rằng Việt Nam phải tôn trọng tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do nhân quyền… là việc làm sai trái, thiếu thiện chí với Việt Nam.Theo Hiến chương Liên hiệp quốc, việc xây dựng và thực thi Hiến pháp, pháp luật như thế nào là quyền của mỗi quốc gia, dân tộc, mà không quốc gia, lực lượng chính trị nào có quyền áp đặt. Với Dự luật 1897, các Nghị sỹ Tiểu ban Nhân quyền Hạ viện Mỹ đã vi phạm nguyên tắc tôn trọng quyền dân tộc tự quyết trong quan hệ quốc tế đương đại khi tự cho mình cái quyền được phán xét về tình hình nhân quyền của một quốc gia độc lập tự chủ như Việt Nam.
|
Tăng ni, phật tử dự Đại lễ cầu nguyện Quốc thái dân an ở Thừa Thiên Huế
|
Ở góc độ nhân đạo, Dự luật 1897 ngăn cấm viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho Việt Nam, gắn với điều kiện, theo lời Nghị sỹ Smith, là “trừ phi Hà Nội có những tiến bộ nghiêm túc và đáng kể trong vấn đề nhân quyền”. Về điều này, cần biết rằng do điều kiện lịch sử, Việt Nam và Hoa kỳ đang nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển quan hệ ở mọi lĩnh vực, trong đó Hoa kỳ đã và đang hợp tác tốt với Việt Nam để giải quyết các vấn đề nhân đạo sau cuộc chiến tranh như: tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích, rà phá bom mìn, xử lý chất độc hoá học đioxin, viện trợ nhân đạo cho các nạn nhân da cam/điôxin…. Những ngày này, Phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ phụ trách vấn đề POW/MIA,h. ehieheiat W.M. Winfield cũng đang ở thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động tìm hiếm hài cốt quân nhân của hai nước bị mất tích trong chiến tranh. Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1995 đến nay, quan hệ Việt Nam, Hoa kỳ đã phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... và hợp tác nhân đạo là một phần quan trọng trong mối quan hệ này. Hỗ trợ cho Việt Nam là Hoa kỳ đã và đang thực thi những việc thuộc về đạo lý cần làm của bất kỳ quốc gia nào sau cuộc chiến tranh mà quốc gia đó đã gây ra. Chính phủ Hoa kỳ đã hành động đúng khi thực hiện hoạt động nhân đạo và hợp tác cùng Việt nam để khắc phục hậu quả chiến tranh. Do đó, gắn vấn đề nhân quyền với viện trợ cho Việt nam, dẫu không phải là viện trợ nhân đạo, như Dự luật 1897, cũng là một việc làm sai trái, hoàn toàn phi nhân đạo.
Lâu nay, một số ít Nghị sỹ Mỹ, điển hình là Nghị sỹ Chris Smith, thường lợi dụng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam mong có thêm vài lá phiếu của nhóm cử tri là người Mỹ vốn có nhiều định kiến với sự phát triển của đất nước Việt Nam. Không ai lạ là Nghị sỹ này đã từng vài lần đề nghị Dự luật Nhân quyền Việt Nam, từng được Hạ viện Mỹ thông qua nhưng chưa bao giờ có kết quả tại Thượng viện. Với Dự luật 1897, nhóm Nghị sỹ này càng trở nên lạc lõng trong dòng chảy của mối quan hệ đang ngày càng phát triển tốt đẹp vì lợi ích của hai dân tộc Việt Nam và Hoa kỳ./.