(VOV5) - Palestine đã chọn cách chấm dứt hợp tác an ninh với Israel, bỏ ngỏ cánh cửa bạo lực bất chấp những hệ lụy khôn lường có thể phát sinh.
Những ngày này, khu vực Trung Đông một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế khi liên tiếp xuất hiện những yếu tố gây nguy cơ bất ổn nghiêm trọng. Nhiều phân tích thậm chí còn lo ngại cho rằng, bóng ma xung đột đang trở lại khu vực vốn vẫn được coi là điểm nóng của thế giới trong nhiều thập niên này.
Đỉnh điểm của những lo ngại xuất hiện hồi giữa tuần qua khi Chính quyền Palestine tuyên bố chấm dứt tất cả các thỏa thuận đã đạt được với Mỹ và Israel, nhằm đáp trả kế hoạch của Israel về sáp nhập một số khu vực ở Bờ Tây vào lãnh thổ nước này. Trong một tuyên bố chính thức ngày 20/5, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nêu rõ, việc Israel theo đuổi kế hoạch sáp nhập các vùng đất chiếm đóng của người Palestine,cho thấy Israel không còn muốn tuân thủ các thỏa thuận hòa bình đã đạt được.
Vì vậy, Chính quyền Palestine không còn sự lựa chọn nào khác là phải chấm dứt hoàn toàn trách nhiệm, nghĩa vụ trong mọi thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký với Mỹ và Israel, bao gồm cả các thỏa thuận an ninh.Nhiều nhà phân tích cho rằng, giải pháp hai nhà nước trong tiến trình hòa bình Trung Đông và thậm chí cả tiến trình hòa bình Trung Đông, đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn.
Tổng thống Palestine Abbas (trái) và Thủ tướng Israel Netanyahu. Ảnh: Anadolu.I
|
Nguy cơ đổ vỡ tiến trình hòa bình Trung Đông
Theo nhiều nguồn tin quốc tế, trong cuộc họp khẩn cấp ở thành phố Ramallah (Bờ Tây) vào tối ngày 19/5, Tổng thống Palestine Abbas đã đề cập đến Thỏa thuận Oslo (năm 1993), Thỏa thuận Hebron (năm 1997) và Bản ghi nhớ sông Wye (năm 1998). Đây lànhững thỏa thuận đã bảo vệ người Israel và duy trì sự kiểm soát chính trị của Chính quyền Dân tộc Palestine (PA) đối với khu vực Bờ Tây sông Jordan.Do vậy, nếu Palestine thực sự chấm dứt tất cả các cam kết và hợp tác an ninh với Israel như những tuyên bố đưa ra mới đây,có nghĩa là tiến trình hòa bình Trung Đông vốn dựa trên nền tảng là các thỏa thuận và bản ghi nhớ trên, sẽ không còn tồn tại nữa.
Trong kịch bản này, nhiều phân tích nhận định nguy cơ xảy ra đối đầu bạo lực là rất cao. Cơ sở của lo ngại đó là thực tế tình hình tại các vùng đất Palestine trong suốt nhiều thập niên qua vẫn luôn trong tình trạng căng thẳng và cực kỳ nhạy cảm. Các cuộc đụng độ vũ trang từ cấp độ nhỏ lẻ cho tới giao tranh quy mô lớn, thường xuyên được ghi nhận dọc biên giới giữa Israel với khu Bờ Tây và dải Gaza.Trong đó, chắc chắn, dư luận chưa thể quên các cuộc đụng độ đẫm máu kéo dài nhiều tháng trời tại khu vực biên giới giữa Gaza, Bờ Tây và Israel, khi người Palestine phát động chiến dịch biểu tình lên án Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ về thành phố này năm 2018.
Với bối cảnh hiện tại, một số ý kiến thậm chí còn lo sợmột cuộc nổi dậy Intafada thứ 3 của người Palestine tương tự như cách đây 20 năm (tháng 9/2000) có thể nổ ra, vì cho rằng người Palestine gần như không còn sự lựa chọn nào khác.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (trái) và Thủ tướng PA Mohammad Shtayyeh tại một cuộc họp của lãnh đạo Palestine ở thành phố Ramallah thuộc Bờ Tây, ngày 19/5/2020. Ảnh: Time of Israel. |
Bước đường cùng của người Palestine
Những năm gần đây, vấn đề Palestine-Israel đã dần bị gạt sang bên lề, không còn là tâm điểm của khu vực Trung Đông và bởi vậy cũng không còn nhận được sự quan tâm thỏa đáng của cộng đồngquốc tếnhư giai đoạn trước. Khi Iran trỗi dậy trở thành lực lượng quan trọng trong cuộc đọ sức địa chiến lược ở Trung Đông, cuộc đấu giữa Iran và Saudi Arabia đã khiến Mỹ phải tập hợp các nước vùng Vịnh để hợp tác với Israel. Cục diện tại Trung Đông ngày càng trở nên bất lợi cho Palestine vàngười Palestine hoàn toàn nhận thức rõ thực tế này.
Bởi vậy, khi Israel xúc tiến kế hoạch sáp nhập khu Bờ Tây vào lãnh thổ Israel, người Palestine hiểu rằng không những không ai có thể ngăn cản tham vọng của Israel, mà Mỹ giờ đây còn là đối tác hợp tác của kế hoạch này. Để đối phó, người Palestine không còn cách nào khác là phải lôi kéo, thu hút lại sự chú ý của cộng đồng quốc tế, không để vấn đề Palestine-Israel bị gạt sang bên lề và lãng quên. Và rốt cuộc, Palestine đã chọn cách chấm dứt hợp tác an ninh với Israel, bỏ ngỏ cánh cửa bạo lực bất chấp những hệ lụy khôn lường có thể phát sinh.
Vấn đề càng đáng lo ngại hơn khi khu vực Trung Đông hiện nay cũng đang chứng kiến những diễn biến hết sức phức tạp liên quan đến căng thẳng Mỹ-Iran tại Vịnh Persian. Với bản chất liên kết cực kỳ phức tạp giữa các vấn đề tại Trung Đông, nhiều phân tích cho rằng, bất kỳ sự vụ đáng tiếc này xảy ra tại Vịnh Persian, cũng có thể trở thành chất xúc tác thổi bùng ngọn lửa bạo lực nguy hiểm đang chực chờ bùng cháy tại các vùng đất Palestine những ngày này.