Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi

(VOV5) - Chuyến công du cho thấy Trung Quốc tiếp tục gia tăng ảnh hưởng với các đối tác châu Phi trong bối cảnh Hoa Kỳ, đối thủ chính của Trung Quốc, thờ ơ với châu lục này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến công du nhiều ngày tới châu Phi. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình tái đắc cử cương vị Chủ tịch Trung Quốc hồi tháng 3 vừa qua, đồng thời là bước tiến quan trọng trong kế hoạch ngoại giao của nước này. Chuyến công du cho thấy Trung Quốc tiếp tục gia tăng ảnh hưởng với các đối tác châu Phi trong bối cảnh Hoa Kỳ, đối thủ chính của Trung Quốc, thờ ơ với châu lục này.                          

Trong chuyến công du châu Phi bắt đầu từ 21/07/2018, nhà lãnh đạo Trung Quốc lần lượt thăm Senegal, Rwanda, Nam Phi và dự Hội nghị thượng đỉnh các cường quốc mới nổi BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Trên đường trở lại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình sẽ thăm hữu nghị Mauritius (Đông Phi).

Chuyến đi kéo dài của ông Tập Cận Bình được nhiều nhà quan sát coi như là bước chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh Trung Quốc - Châu Phi tại Bắc Kinh tháng 9 tới, tiếp theo thượng đỉnh tại Nam Phi hồi 2015.

Gia tăng ảnh hưởng

Với các chặng dừng chân tại Senegal, Rwanda, Nam Phi và Mauritius, chuyến công du của nhà lãnh đạo Trung Quốc được đánh giá là nhằm tạo ra một vành đai ảnh hưởng bao trọn châu Phi, khu vực vốn đang giữ vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Và trong chiến dịch chinh phục lục địa này, Trung Quốc không sao nhãng bất kỳ yếu tố nào để mở rộng ảnh hưởng, từ kinh tế, chính trị, quân sự, chiến lược cho đến cả văn

Dễ thấy, trong hơn 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã và đang dần thay thế Mỹ cũng như một số nước châu Âu trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng nhất tại khu vực châu Phi. Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành đối tác thương mại lớn nhất ở châu Phi với kim ngạch thương mại lên tới 220 tỷ USD vào năm 2017. 

số đó đã đi vào hoạt động. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng hỗ trợ nhiều nước châu Phi xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc, nhà máy điện... Năm 2017, Trung Quốc tiếp tục đầu tư  mạnh vào châu Phi thông qua cung cấp các khoản vay dễ dàng với tổng số tiền vượt 100 tỷ USD. 

Trên thực tế, lợi ích của Trung Quốc ở châu Phi không chỉ là thương mại. Châu lục này còn là nơi cung cấp các nguyên liệu thô dồi dào cho Trung Quốc, trong đó phần lớn là nhiên liệu, khoáng sản, dầu thô, quặng sắt, kim loại, gỗ và một lượng nhỏ lương thực, nông sản... Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Trung Quốc sẽ trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới vào năm 2030. Nguồn nhập khẩu dầu lớn thứ 2 của Trung Quốc là châu Phi sau Trung Đông với 1,4 triệu thùng/ngày.

Các dự án đường sắt của Trung Quốc ở châu Phi được coi là một sự thay đổi cục diện khu vực và có thể giúp Trung Quốc thúc đẩy hội nhập chính trị sâu, rộng ở châu lục này.

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi - ảnh 1 Thị trường lao động châu Phi thực sự quan trọng đối với Trung Quốc.Ảnh: sggp.org.vn

Về văn hóa, khoảng năm chục viện Khổng Tử được đặt tại châu Phi. Ngày càng có nhiều sinh viên châu Phi sang Trung Quốc với học bổng do Bắc Kinh cung cấp. Sang làm việc tại châu Phi một thời gian là một trong những điều kiện bắt buộc đối với đội ngũ lãnh đạo các tập đoàn lớn của Trung Quốc.

Về mặt ngoại giao, châu Phi mang đến cho Bắc Kinh một khối đồng minh lớn trong Liên Hợp Quốc.

Cách tiếp cận khác với phương Tây

Thành công của Trung Quốc tại châu Phi là do cách nhìn nhận của Trung Quốc với châu lục này khác hẳn với phương Tây. Về đầu tư kinh tế, nếu như Trung Quốc tỏ ra hào phóng bao nhiêu với các khoản vay thì phương Tây lại luôn kèm theo các điều kiện hoặc các tiêu chuẩn của phương Tây, buộc các nước châu Phi phải áp dụng.

Về chính trị, đến nay, lãnh đạo nhiều nước châu Phi vẫn cho rằng châu lục này không nằm trong sự ưu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Thậm chí, dự thảo ngân sách 2019 của Mỹ cũng đề nghị cắt giảm 20% các chương trình y tế của Mỹ tại châu Phi và cắt giảm hơn một phần ba các chương trình ngoại giao cho châu lục này. Mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia lục địa đen còn chứng kiến “nốt trầm” sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm 2018 có bài phát biểu mang tính miệt thị và phân biệt chủng tộc đối với châu Phi, động thái khiến ông Trump đã phải tự tay viết một bức thư tái khẳng định cam kết với châu lục này.

Nếu như giới tinh hoa phương Tây vẫn có khuynh hướng phân biệt đối xử với châu Phi thì Trung Quốc lại nhìn thấy ở đây những tiềm năng to lớn và là một vùng đất đầy hứa hẹn với những món lợi khổng lồ. Điều đáng nói, dù có những khoản đầu tư lớn vào châu Phi nhưng truyền thông Trung Quốc vẫn thường xuyên nhấn mạnh nguyên tắc không can thiệp chính trị và xem đây là nền tảng ngoại giao mà chính quyền Bắc Kinh thi hành ở châu lục này.

Rõ ràng với những bước đi khôn khéo, Trung Quốc đang ngày một gia tăng tầm ảnh hưởng tại châu Phi. Và chuyến công du lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa thể hiện sự nhất quán về chính sách của Bắc Kinh trong việc coi trọng vai trò kinh tế và chính trị của châu Phi. Đây được xem là đòn bẩy chiến lược giúp Trung Quốc gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng tại  khu vực này.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác