Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng chương trình xây dựng nông thôn mới

(VOV5) - Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng nhằm đáp ứng cho quá  trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai tại Việt nam. Xác định được vấn đề này, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia  xây dựng nông thôn mới và nhiều địa phương đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tốt cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây là chủ trương đúng, đáp ứng nguyện vọng của bà con nông dân, bởi thông qua đào tạo giúp người lao động có kiến thức,  góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.



Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng chương trình xây dựng nông thôn mới - ảnh 1

Xã Hải Phương, Hải Hậu, Nam Định phát triển nghề may góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương.


Nghị quyết lần thứ 7, khóa X Đảng cộng sản Việt nam đã khẳng định phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân là cơ sở để ổn định chính trị đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết xác định: đến năm 2020, Việt nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, do vậy vấn đề chuyển dịch lao động, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp có vai trò rất quan trọng nhằm tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt nam.

Trên cơ sở định hướng đó, Chính phủ đã đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2020, mỗi năm đào tạo 1 triệu lao động nông thôn. Để hiện thực hoá mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về dạy nghề cho nông và coi đây vấn đề cốt lõi tạo sự chuyến biến trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt nam. Bà phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội, cho biết: Hiện nay Việt nam có 51 triệu lao động, trong đó 36 triệu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên đại bộ phận lao động nông thôn hầu như chưa được qua đào tạo, vì vậy muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì việc chuyển dịch lao động là điều tất yếu. Trước tiến là đối với lao động mà nhà nước thu hồi đất để chuyển mục đích sử dụng đất thì họ đang thiếu tư liệu để sản xuất, nếu họ cần chuyển nghề  thì họ chuyển nghề được ngay.”


Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng chương trình xây dựng nông thôn mới - ảnh 2


Người lao động học nghề tại Trường trung cấp nghề Quảng Ngãi.


Chính phủ Việt nam cũng xác định sự thành bại của chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới chính là nguồn lao động qua đào tạo, lao động có nghề. Xây dựng nông thôn mới cũng là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó lao động nông thôn phải trở thành công nhân trên chính quê hương mình thì việc li nông mà không li hương mới hiệu quả. Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, chính phủ đề  ra mục tiêu đó là tăng cường cường đào tạo nghề nhằm tạo ra việc làm ổn định cho khoảng 70% - 80% nông dân, từng bước tổ chức lại sản xuất tiến tới sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Với mục tiêu đó, của chính phủ Việt nam đã dành nguồn kinh phí từ ngân sách trị giá 26 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho chương trình đào tạo nghề cho nông thôn. Riêng trong năm 2012 này, Chính phủ cũng dành hơn 1 nghìn tỷ đồng cho công tác đào tạo, trong đó dành 56 tỷ để đào tạo cán bộ xã,  300 tỷ  hỗ trợ nông dân học nghề và hơn 500 tỷ để hỗ trợ củng cố các trung tâm dạy nghề, cung cấp các trang thiết bị cho day nghề.


Cùng với đào tạo nghề, các tiêu chí khác trong chương trình xây dựng nông thôn mới cũng phải góp phần hỗ trợ tích cực để đào tạo nghề có kết quả, chẳng hạn như tiêu chí dồn điển đổi thửa sẽ góp phần tăng diên tích đất canh tác, tạo điều kiện cho những người học nghề mở rộng sản xuất, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như trồng rau, trồng hoa cho chất lượng và giá trị kinh tế cao, mở rộng việc chăm nuôi gia súc, gia càm, thuỷ, hải sản, hình thành các trang trại, các làng nghề thủ công quy mô lớn, đạt giá trị xuất khẩu cao hơn. Cùng với đào tạo nghề cũng cần phải quan tâm tới các yếu tố tác động của thị trường, nhất là tìm đầu ra cho các sản phẩm. Ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho rằng: Trao cho nông dân phương tiện rồi nhưng còn phải quan tâm tới nơi bán các sản phẩm này. Nếu nông dân áp dụng những thành công những gì đã học, lại gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm thì việc đào tạo nghề không đem lại nhiều lợi ích, vì thế đề án đào tạo nghề phải được quy hoạch trước, dự liệu trước những thách thức cho đầu ra của sản phẩm.  Và một câu hỏi luôn đặt ra là phải nói hộ nông dân là làm cái gì, nuôi con gì  và bán cho ai. Do vậy cũng cần phải bồi dưỡng cho nông dân nghệ thuật kinh doanh.


Sau 2 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, mới đây Ban chỉ đạo quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đã tập trung đánh giá lại hiệu quả, trong đó nhấn mạnh công tác đào tạo, đó là phải coi trọng về chất lượng, chứ không chay theo số lượng. Theo Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát thì cần phải xác định rõ những ai cần phải được ưu tiên, chứ không phải bất kỳ ai đăng ký là được học. Người đi học về phải khác người không đi học ở chỗ  áp dụng quy trình sản xuất tiến bộ nhất và có hiệu quả nhất.

 Điều rút ra sau quá trình triển khai công tác đào tạo nghề cho nông dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua, đó là nhất thiết phải dạy trên thực tế đồng ruộng, căn cứ vào từng đặc điểm cụ thể ở mỗi địa phương, có nhưng vậy chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới mới đạt hiệu quả thiết thực. Việc đào tạo nghề phải được lồng ghép góp với các chương trình tiêu chí cụ thể của từng địa phương, góp phần nâng cao đời sống người dân, đảm bảo cho nền nông nghiệp bền vững trong mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội của đất nước./.

Phản hồi

Các tin/bài khác