(VOV5) - Nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Mời các bạn nghe những giai điệu hát về Người.
Trong nhiều thập kỷ qua, đề tài ca ngợi công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhiều thế hệ văn nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật, trong đó có các nhạc sĩ sáng tác. Ðặc biệt ở mảng ca khúc, có hàng nghìn bài hát viết về Bác kính yêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945. Ảnh: Tư liệu |
Nghe âm thanh tại đây:
Ở giai đoạn những năm đầu Cách mạng và những năm kháng chiến chống Pháp, các tác phẩm biết về Bác thường mang tính ngợi ca với tấm lòng thành kính của chính tác giả và của cả dân tộc đối với Bác.
Hầu hết các sáng tác thường có giai điệu trong sáng, giản dị, trong đó, nhiều nhạc sĩ đã khai thác, vận dụng chất liệu âm nhạc dân, dựa vào một nét đặc trưng của làn điệu dân ca để phát triển, từ đó hình thành nên một dòng ca khúc ngợi ca Bác mang đậm ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam. Trong đó phải kể đến: Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ; Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người của nhạc sĩ Trần Kiết Tường). Sau ngày Bác Hồ qua đời đã xuất hiện cùng một thời điểm với nhiều sáng tác của các nhạc sĩ. Gần như khi ấy, cả giới âm nhạc đều tự thấy phải nói với Người, hát về Người. Trong đó nổi bất với những ca khúc: Tiếng hát từ thành phố mang tên Người của Cao Việt Bách, Người là niềm tin tất thắng của Chu Minh, Những bông hoa trong vườn Bác của Văn Dung, Từ làng Sen của Phạm Tuyên, Vầng trăng Ba Đình, Bác Hồ một tình yêu bao la, miền Trung nhớ Bác của Thuận Yến. Trò chuyện với phóng viên Đài TNVN, nhạc sĩ Nguyễn Đăng Nước, tác giả của ca khúc: Chúng con canh giấc ngủ của Người nhớ lại: “ Năm 1976 tôi ở chiến trường về phép. Bố tôi lúc đó là Thiếu tá Ngueyenx Đăng Chè, sau này là Thiếu tướng, là người đã bảo vệ thành công việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và viện bảo tàng HCM. Tôi là một cán bộ tuyên huấn nên tôi đọc rất nhiều và tôi ngưỡng mộ Bác, coi Bác như một thiên tài, một vị thánh. Trước sự xúc động mạnh liệt khi được vào Lăng Bác, tôi đã viết đoạn 1 nhưng ngày hôm sau về quê thăm mẹ tôi mới viết tiếp lời 2 và đến khi đưa đến báo Quân đội, tôi đã quyết định thay đổi. Bác mất, nhưng tư tưởng, sự nghiệp của Bác vẫn soi đường dẫn lối và sống mãi với non sống, đất nước.” Hầu hết, những giai điệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhạc sĩ thường viết theo hai khuynh hướng đó là ca ngợi tầm trí tuệ vĩ đại của lãnh tụ; từ tình cảm để thể hiện một số nét cụ thể về con người và cuộc sống của Người qua mối quan hệ giữa lãnh tụ và các tầng lớp nhân dân và hướng đến khắc họa hình tượng Hồ Chí Minh - người chiến sĩ cộng sản vĩ đại, vị anh hùng của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều nhạc sĩ còn khai thác những điều giản dị từ cuộc sống của Người và những kỷ vật của Bác như: đôi dép, hàng cây, khi ra suối... để gợi nhớ công ơn trời biển của Người. Có thể thấy, hình ảnh Bác Hồ luôn sống mãi cùng những đoàn quân ra trận và được phản ánh sinh động qua lăng kínhc ủa các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam. Tuy có sự phong phú về nội dung và hình thức thể hiện nhưng chùm ca khúc về Bác có một mẫu số chung là sự tự tin, tự tôn dân tộc luôn ánh lên khi ngợi ca lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại...