Festival Biển 2023 sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6/6/2023 với chủ đề “Khánh Hòa - Khát vọng phát triển”
Festival Biển 2023 sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6/6/2023 với chủ đề “Khánh Hòa - Khát vọng phát triển”. Cụ thể, các hoạt động của Festival Biển chủ yếu tập trung tại thành phố Nha Trang (Quảng trường 2/4, Sân bóng Thanh niên, Công viên Yến sào và tuyến công viên dọc bờ biến đường Trần Phú) và một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; bao gồm 9 nhóm hoạt động:
Nhóm chương trình chính (lễ khai mạc, bế mạc; lễ hội trình diễn ánh sáng nghệ thuật; lễ hội đường phố và chương trình nghệ thuật); nhóm các hoạt động biểu diễn nghệ thuật; nhóm các hoạt động biểu diễn quần chúng; nhóm các hoạt động triển lãm; nhóm các hoạt động thể thao; nhóm các hoạt động du lịch; nhóm các hoạt động giáo dục, hội thảo khoa học; nhóm các hoạt động ẩm thực; nhóm các hoạt động thương mại.
Dự kiến, Ban Tổ chức Festival Biển sẽ tổ chức họp báo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4/2023 và tháng 5/2023 tại thành phố Nha Trang.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân
Trong thời gian từ ngày 07 - 16/11, Đoàn công tác Vùng 5 Hải quân và các tàu làm nhiệm vụ trên biển của đơn vị đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 500 ngư dân thuộc 105 tàu cá đang khai thác thủy sản trên vùng biển Tây Nam.
Bên cạnh nội dung tuyên truyền tập trung vào Luật Biển Việt Nam, Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ môi trường, cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn phổ biến chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Tuyên truyền cho ngư dân về các hành vi bị cấm khi khai thác hải sản trên biển; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; các vụ việc ngư dân bị xử lý do vi phạm pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và các nước trong khu vực...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là hoạt động thường xuyên của các đơn vị thuộc Vùng 5 Hải quân nhằm giúp ngư dân nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật khi đánh bắt, hoạt động trên biển. Từ đó, nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, không xâm phạm vùng biển nước ngoài và khai thác thủy sản sai quy định.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: Ưu tiên phát triển hợp tác kinh tế biển xanh
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 với chủ đề: “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững” đã bế mạc chiều 17/11, tại Đà Nẵng, sau 2 ngày diễn ra.
Các chuyên gia, diễn giả thảo luận sôi nổi tại hội thảo. Ảnh: TTXVN |
Bên cạnh thảo luận về bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, các diễn biến gần đây ở Biển Đông, giá trị của Công ước Luật Biển Liên hợp quốc (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Hội thảo còn còn tập trung thảo luận sâu về hợp tác nhằm đảm bảo an ninh biển từ sự phát triển khoa học công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhiều ý kiến tại Hội thảo cho rằng, kinh tế xanh/ kinh tế biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sáng tạo, sử dụng tốt các nguồn tài nguyên, đối phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của nhiều quốc gia, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Chính vì thế, các nước và các tổ chức quốc tế như EU, ASEAN đều ưu tiên phát triển hợp tác kinh tế biển xanh và hợp tác trên biển, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19 nằm thúc đẩy sự kết nối, đảm bảo chuỗi cung ứng và hồi phục nền kinh tế.
Trong quá trình hợp tác triển khai phát triển kinh tế biển xanh, ASEAN và các đối tác cũng sẽ phải đối mặt với một số khó khăn như sự thiếu hụt khuôn khổ nền tảng, thiếu nguồn lực tài chính. Các bên cần tận dụng thế mạnh để thúc đẩy hợp tác kinh tế và khuyến khích sự tham gia theo mô hình xã hội hoá với sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp công và tư nhân. Các đại biểu cũng bày tỏ quan tâm thảo luận về nội dung thương mại bền vững, chuỗi cung ứng, phục hồi kinh tế, phát triển.