(VOV5) -Việc xóa bỏ bình đẳng giới là vấn đề mang tính chất dài hạn, không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Việt Nam hợp tác với nhiều quốc gia, đặc biệt là Australia trong thúc đẩy mục tiêu về bình đẳng giới. Các mục tiêu chính của chiến lược bao gồm hỗ trợ phụ nữ trong lãnh đạo, trao quyền kinh tế và an toàn của phụ nữ đang là những ưu tiên hợp tác của Australia. Về vấn đề này, phóng viên ĐTNVN phỏng vấn bà Natasha Stott Despoja - Người sáng lập tổ chức “Theo dõi của Chúng ta”, nguyên Đại sứ Toàn cầu vì Phụ nữ và Trẻ em gái của Australia.
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
Bà Natasha Stott Despoja – Người sáng lập tổ chức “Theo dõi của Chúng ta”, nguyên Đại sứ Toàn cầu vì Phụ nữ và Trẻ em gái của Australia. |
|
Phóng viên: Chào bà Natasha Despoja, đến Việt Nam nhiều lần trên nhiều cương vị khác nhau, bà ấn tượng như thế nào về môi trường phát triển về kinh tế, xã hội ở Việt Nam đặc biệt liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.?
Bà Natasha Stott Despoja: Trước hết tôi rất vui khi được quay trở lại Việt Nam. Tôi từng tới đây với tư cách là thượng nghị sĩ Australia, Đại sứ toàn cầu vì Phụ nữ và Trẻ em gái của Australia và khách du lịch. Việt Nam luôn là đất nước xinh đẹp. Trở lại Việt Nam, tôi thấy đất nước các bạn đạt được rất nhiều tiến bộ kinh tế, xã hội nhanh chóng trong vòng một thập kỷ qua. Đặc biệt, trong vấn đề bình đẳng giới, Việt Nam là một trong những quốc gia, được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Hiện Việt Nam và Australia đang có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trên mọi lĩnh vực. Trong đó, hai nước đang cùng nỗ lực bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em gái. Lần này, tôi trở lại Việt Nam để tham hỗ trợ một Chương trình nhằm tối ưu hóa các cơ hội về bình đẳng giới trong lĩnh vực giao thông vận tải và cải cách kinh tế. Chúng tôi rất vui khi được chia sẻ với các bạn những câu chuyện và kinh nghiệm thực tiễn của Australia trong xóa bỏ khoảng cách giới và trao thêm quyền cho nữ giới.
Phóng viên: Thưa bà, vấn đề bình đẳng giới được thực hiện như thế nào tại Australia. ?
Bà Natasha Stott Despoja: Tôi nghĩ rằng, có một sự tương đồng lớn giữa Việt Nam cũng như Australia liên quan đến vấn đề bạo lực giới tính, chi trả công bằng hay vai trò của nữ giới trong các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, Australia có những phong trào mạnh mẽ và tiến bộ rõ ràng để làm thế nào có thể đạt được những thay đổi trong thực hiện bình đẳng giới, đưa phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, kinh tế. Chúng tôi luôn muôn những chính sách phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của người phụ nữ. Tại Australia có 31% nghị sỹ là nữ giới, tuy nhiên đây vẫn chưa phải là tỉ lệ tương xứng so với nam giới. Tuy vậy, hiện nay Australia vẫn đang phải đối mặt với nạn bạo lực xâm hại phụ nữ. Tôi mong rằng tất cả chúng ta cùng cộng đồng thế giới chung tay xóa bỏ vấn nạn này.
Khóa đào tạo về hỗ trợ Phụ nữ trong quản lý, lãnh đạo do chính phủ Australia tài trợ |
PV: Theo bà, đâu là những khó khăn mà Việt Nam và Australia đang phải đổi mặt trong thực hiện các chính sách chống bất bình đẳng giới và bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái?
Bà Natasha Stott Despoja: Trên thực tế không chỉ Việt Nam hay Australia mà nhiều quốc gia khác vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản to lớn về trao quyền lực cho phụ nữ, xóa bỏ bạo lực, phân biệt giới tính hay đưa tiếng nói phụ nữ vào trong quá trình hoạch định các chính sách lớn. Giống như phụ nữ của nhiều nước trên thế giới, cường độ lao động, thời gian, hình thức lao động của phụ nữ Việt Nam còn chênh lệch lớn so với nam giới.
Bên cạnh đó, việc tồn tại một số hủ tục, định kiến đang thách thức những nỗ lực của không chỉ Việt Nam trong vấn đề này. Điều thuận lợi là Việt Nam có những nhà vận động chiến dịch bình đẳng giới rất tốt, nhiệt thành và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng có nhiều hoạt động thiết thực trong vận động và nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới. Và chỉ riêng điều này cũng dẫn đến những thay đổi đáng kể trong trao quyền cho nữ giới.
Đến nay chưa có nước nào đạt được hoàn toàn về bình đẳng giới. Vì thế, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước, các tổ chức phi chính phủ, lĩnh vực tư nhân để đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu thứ 5 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Phóng viên: Xin bà cho biết những chương trình và kế hoạch hợp tác giữa Australia và Việt Nam về chống bất bình đẳng giới.?
Bà Natasha Stott Despoja: Tôi cho rằng,Việt Nam và Australia cùng các nước khác cần phải học hỏi kinh nghiệm của nhau, sẵn sàng chia sẻ tri thức, kinh nghiệm. Hỗ trợ của Australia nhằm thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam được thực hiện thông qua những phương thức trong khuôn khổ Chiến lược về Bình đẳng giới cho Việt Nam do Đại sứ quán Autralia đề xuất năm 2016. Trong đó, gần như 100% các hoạt động của chính phủ Australia dành cho Việt Nam đều có tích hợp bình đẳng giới trong việc thực thi. Mới đây, Australia cung cấp cho Việt Nam khóa học bổng ngắn hạn về đào tạo, hỗ trợ phụ nữ trong quản lý, lãnh đạo.
Đó là những dự án tuyệt vời bởi vì chúng tôi hiện có những trường Đại học công nghệ, các đại sứ quán, giới chuyên gia cùng đại diện nhiều bộ ngành cùng tham gia, hỗ trợ trong hoạch định chính sách, giáo dục, cung cấp thông tin…nhằm mang đến những cơ hội tốt hơn cho phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam. Việc xóa bỏ bình đẳng giới là vấn đề mang tính chất dài hạn, không thể giải quyết trong một sớm một chiều nhưng tôi tin rằng, với thiện chí và quyết tâm trong hành động, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu này trong tương lai./.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn bà.!