Luật chăn nuôi - Văn bản pháp lý giúp ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

(VOV5) - Ngành chăn nuôi gồm 2 lĩnh vực chủ yếu là các hoạt động chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong khi pháp luật quản lý ngành vẫn chưa có luật.

Chiều nay 14/6, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ và biểu quyết thông qua Luật Đo đạc và bản đồ; thảo luận về dự án Luật Chăn nuôi và nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Luật chăn nuôi - Văn bản pháp lý giúp ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững - ảnh 1

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Minh Trang - tỉnh Vĩnh Long phát biểu ý kiến. (Ảnh: Văn Bình/quochoi.vn)

 Từ khi ban hành Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 đến nay, ngành chăn nuôi đã thay đổi cơ bản về quy mô, phương thức chăn nuôi, ngày càng trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam. Thảo luận tại hội trường, các đại biểu cho rằng: Môi trường đầu tư, kinh doanh, hệ thống pháp luật, các thủ tục hành chính đang đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ để phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành chăn nuôi. Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang, Đoàn Quốc hội tỉnh Vĩnh Long, cho rằng việc ban hành Luật chăn nuôi là rất cần thiết và cấp bách để ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong thời gian tới: "Hiện nay ngành chăn nuôi đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của nông nghiệp Việt Nam. Việc sản xuất, kinh doanh chăn nuôi trong lĩnh vực chăn nuôi đã có nhiều biến động và thay đổi lớn… Tuy nhiên pháp lệnh chăn nuôi chưa điều chỉnh, bao quát hết các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhất là ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi; vấn đề quy hoạch, định hướng và xử lý chất thải, bảo vệ môi truờng… cho thấy sự cần thiết phải có sự điều chỉnh pháp luật tương ứng nhằm tăng cuờng sự quản lý nhà nước trong lĩnh vực này tạo hành lang pháp lý quan trọng trọng việc quản lý sản xuất, phát trienẻ bền vững trong ngành chăn nuôi".   

Truớc đó, 92,61% với số đại biểu đồng ý, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đo đạc và bản đồ.

Ngay mai, 15/6, sau 20 ngày làm việc, Quốc hội họp phiên bế mạc tại hội truờng. Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016”; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019; Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác