Nông nghiệp Việt Nam hội nhập- thách thức và cơ hội mới

(VOV5)- Việt Nam đã trở thành quốc gia có vị thế cao trên thị trường thế giới với một số mặt hàng nông sản chủ lực như: lúa gạo, thủy sản, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su.

 

“Nông nghiệp Việt Nam hội nhập thách thức và cơ hội mới”, đây là chủ đề của diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao giữa lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ.


Nông nghiệp Việt Nam hội nhập- thách thức và cơ hội mới - ảnh 1
Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ. Ảnh: ĐP

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát khẳng định: sau 6 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và tham gia các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do song phương và khu vực, ngành nông nghiệp Việt Nam đã mở rộng được thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản liên tục tăng. Năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt 27, 5 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với năm 2006. Việt Nam đã trở thành quốc gia có vị thế cao trên thị trường thế giới với một số mặt hàng nông sản chủ lực như: lúa gạo, thủy sản, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su. Tuy nhiên, cùng với cơ hội, quá trình hội nhập quốc tế cũng tạo ra không ít thách thức đối với ngành nông nghiệp. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “ Ngành nông nghiệp đang tập trung triển khai sâu rộng tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững. Đây là giải pháp quan trọng, căn cơ nhất giúp nông nghiệp Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả. Bộ Nông nghiệp đang xây dựng chiến lực hội nhập quốc tế ngành nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và sẽ trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt tới đây, nhằm tối đa hóa các lợi ích kinh tế quốc tế và giảm thiểu tác động tiêu cực rủi ro cho nông dân Việt Nam.

 

Tại hội nghị, cộng đồng các nhà tài trợ, nhà đầu tư đánh giá cao những kết quả mà ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được trong thời gian qua và cho rằng kết quả này không những giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định mà còn góp phần đảm bảo vấn đề an ninh lương thực của thế giới./.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác