(VOV5) -Chỉ số về sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và đóng góp cải cách hành chính vào sự phát triển của thành phố ngày càng khởi sắc.
Nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ vững vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước: Nơi tạo ra 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 1/3 giá trị sản lượng công nghiệp, 30% tổng thu ngân sách, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và thu hút lượng lớn vốn FDI vào Việt Nam.
Năm 2018, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong đó, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Với mức tăng này so với quy mô kinh tế cả nước, kinh tế thành phố đóng góp 1/4 cho GDP của Việt Nam. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 13,2% so với năm 2017. Thành phố tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm tài chính lớn nhất nước khi đóng góp gần 1/3 nguồn vồn huy động vốn và cho vay của cả nước. Lượng kiều hối chiếm hơn 1 nửa của cả nước, riêng trong 2 năm 2016 - 2017 đạt hơn 10 tỷ USD.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh nguồn lực con người vàsáng tạo là động lực của sự phát triển Thành phố. Ảnh Tạp chí ĐCS Việtnam
|
Trong lĩnh vực du lịch, lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 7,5 triệu lượt, đạt doanh thu 140.000 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất công nghiệp cũng có sự tăng trưởng khá với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 8%; Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 973 triệu USD. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 7 tỷ USD, cao nhất cả nước. Chỉ số về sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và đóng góp cải cách hành chính vào sự phát triển của thành phố ngày càng khởi sắc
Theo Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, năm 2018, thành phố đã luôn bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, thành ủy cụ thể hóa thành chương trình, nội dung hoạt động, đáp ứng yêu cầu thực tế. Từ những kết quả đã đạt được, năm 2019, Thành phố sẽ đổi mới phương thức lãnh đạo, triển khai quyết liệt các Nghị quyết 54 của Quốc hội, Chương trình đột phá của thành phố...Đồng thời, đẩy mạnh triển khai Đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; phát huy mạnh mẽ nguồn lực đất đai thông qua quy hoạch và đấu giá quyền sử dụng đất.
Về phía thành phố đã đề xuất thành lập tổ công tác chuyên về rà soát vấn đề đền bù, tái định cư và giao đất. Mặt khác, duy trì đối thoại của lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà đầu tư trong nước, nước ngoài để đưa thành phố phát triển năng động hơn nữa.