Nằm ở trung tâm của vùng Tây Bắc với những lợi thế nổi trội về thổ nhưỡng, khí hậu ôn đới, tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên trên 14.000km2, lớn thứ 3 cả nước. Với 350.000 ha đất làm nông nghiệp của tỉnh, đa phần màu mỡ, giúp tỉnh vửa phát triển các loại cây trồng có giá trị cao theo hướng tập trung quy mô lớn, vừa phát triển đa dạng những sản phẩm nông sản của vùng miền trong tỉnh. Xuất phát từ tiềM năng đó, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Sơn La tập trung phát triển kinh tế toàn tỉnh theo hướng cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, gắn với lợi thế đất đai, lao động của địa phương và thị trường tiêu thụ.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Hội nghị đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La năm 2018. |
Điển nhấn trong thay đổi tư duy làm nông nghiệp được tỉnh Sơn La đó là tạo động lực phát triển, như chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Điều tiên quyết được coi là chìa khóa vàng cho sản xuất nông nghiệp đó là xây dựng và vận hàng chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng chế biến, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sạch và an toàn. Tỉnh đã quy hoạch sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây ăn trồng có lợi thế, có khả năng cạnh tranh và tăng cường công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, diện tích trồng cây ăn quả ở Sơn La đã tăng mạnh, vượt trên 50.000 ha sản lượng khoảng 250.000 tấn.
Ông Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn la, cho biết: "Định hướng trong thời gian từ nay đến năm 2020, Sơn La chủ trương sẽ phát triển 100.000 ha cây ăn quả, cùng với phát triển diện tích thì tỉnhcũng quan tâm đến việc phát triển cây ăn quả một cách bèn vững, thể hiện trên mấy việc: Đa dạng các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây mà tỉnh có lợi thế; quan tâm đến quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng nông sản đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và nước khó tính như Mỹ, Úc."
Đối với cây ăn quả, tỉnh cũng xác định phát triển cây ăn quả chủ lực gắn với sản xuất của từng địa phương, như nhãn, xoài, chanh leo chuối, bơ, mận hậu… Để khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh chủ trương phát triển HTX, Liên hiệp HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Với phương châm cây ăn quả phát triển tới đâu, HTX phát triển tới đó, đến nay tỉnh Sơn la có hàng chục HTX chuyên về cây ăn quả. Đến nay toàn tỉnh có diện tích trồng nhãn trên 12.000 ha, Xoài gần 9000 ha, trên 120000 ha chanh leo; trên 3000 ha chuối… tập trung nhiều ở huyện Yên Châu, Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn la...
Khi yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, việc sản xuất nông nghiệp cùng đòi hỏi yêu cầu khắt khe hơn. Chính quyền địa phương, các HTX đã áp dụng KHKT trong sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc đến khâu thu hoạch và thành công hơn cả là đổi thay về nhận thức khi người dân đã biết áp dụng quy trình canh tác theo tiêu chuẩn Viet GAP để nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện toàntỉnh đã có nhiều vùng trồng xoài, nhãn ở Sông Mã, Mai Sơn và Yên Châu, được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu. Thêm vào đó gần 10ha chanh leo ở Mộc Châu đã áp dụng quy trình ản xuất của Viet Gap đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu.
Chị Hà Thìu Chỉnh, xã Chiềng Hạc, huyện Yên Châu, cho biết: "Lấy mục tiêu hướng tới thị trường các nước khó tính để áp vào những cái vườn cây ăn quả ở xã Chiềng Hạc nói riêng và huyện Yên Châu nói chung. Mình thấy ý thức của người dân bây giờ nâng lên rõ rệt. Mình lấy tiêu chuẩn khó tính này để áp dụng thì tất nhiên mình sẽ phục vụ được các thị trường dễ tính khác rất dễ dàng hơn."
Xác định xuất khẩu nông sản là nhiệm vụ trọng tậm mang tính đột phá trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo cấp ủy chính quyền địa phương tỉnh SơnLa đã thành lập Ban chỉ đạo về Chế biến tiêu thụ nông sản, tổ chức nhiều hoạt động sự kiện, nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản Sơn La. Đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH Vina T&T, Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Dao,… đang hỗ trợ tỉnh Sơn la trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản ở thị trường nước ngoài, như Australia, Mỹ, các nước EU, và Trung Quốc.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc Công ty Vina T&T, thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: "Nhãn của Sơn La, nhất là nhãn Sông Mã rất tốt, vì nó có hạt nhỏ, cơm dày, ít nước, thuận lợi cho việc phát tiển bảo quản. Tháng 7/2017, chúng tôi có xuống khảo sát và thấy được tiềm năng và nhanh chóng xuất khẩu được hàng trăm kg vào Hoa Kỳ và sau đó được phản hồi rất tốt."
Với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có chất lượng cao, năm 2018, tỉnh Sơn La đã và đang xuất khẩu 12 sản phẩm đó là xoài, nhãn, chanh leo, chuối, mận hậu, cà phê, chè, tinh bột sắn, đường, bơ, mật ong và rau xanh. Đây là nhưng mặt hàng nông sản phát triển phù hợp về điều kiện sản xuất, thổ nhưỡng, khí hậu.
Ông Lê Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La, cho biết: "Qua việc xuất khẩu đó thì tăng thêm giá trị xuất khẩu cho tỉnh, từ đó có định hướng phát triển cây ăn quả theo đúng nghị quyết của HDND, UBND đã chỉ đạo. Người nông dân, doanh nghiệp, HTX cũng sẽ thay đổi những cách chăm bón, bảo quản các loại hàng hóa nông sản như nhãn, xoài đủ điều kiện xuất khẩu sang các nước.
Nhằm nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, tỉnh Sơn la đã chủ động kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông sản và bước đầu đã có những thành công nhất định. Các doanh nghiệp tích cực liên kết các HTX, hộ gia đình hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh đã chủ động mời gọi các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào nông nghiệp, liên kết để đầu tư vào sản xuát chế biến tiêu thụ nông sản, rau, của, quả sạch và an toàn theo chuỗi kết nối với hệ thống tiêu thụ ổn định trong nước và xuất khẩu.