(VOV5) - Trong kịch bản tăng năng suất, gồm cả cú sốc về năng suất, Việt Nam có mức tăng cao nhất trong tất cả các nước thành viên RCEP.
Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Việt Nam có khả năng đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong số các thành viên Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN |
Để ước tính các tác động kinh tế và phân phối của RCEP ở Việt Nam, WB xây dựng một đường cơ sở và 4 kịch bản thay thế. Đường cơ sở phản ánh các điều kiện kinh doanh thông thường, nơi các biểu thuế của các hiệp định trước đây, gồm cả Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong đường cơ sở, từ năm 2020 đến năm 2035, thuế thương mại bình quân do Việt Nam áp dụng giảm từ 0,8% xuống 0,2%, trong khi các mức thuế mà Việt Nam phải đối mặt giảm từ 0,6% xuống 0,1%.
Báo cáo của WB nêu cụ thể: Trong kịch bản tăng năng suất, gồm cả cú sốc về năng suất, Việt Nam có mức tăng cao nhất trong tất cả các nước thành viên RCEP. Sách Trắng của WB cho biết thu nhập thực tế tăng 4,9% so với mức cơ sở, cao hơn mức tăng của toàn khối. Thương mại cũng tăng mạnh nhất trong kịch bản này, với xuất khẩu tăng 11,4%. Trong đường cơ sở, gồm các xu hướng dài hạn và tính đến tất cả các cam kết tự do hóa thuế quan hiện hành trong khu vực (trừ RCEP), thu nhập thực tế ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng 112,7% trong giai đoạn 2020-2035. Trong kịch bản chỉ thực hiện cắt giảm thuế quan, tác động đến nền kinh tế Việt Nam là không đáng kể.