Đặc sắc nghi lễ “Chi lê xa sả lảm mể” của đồng bào Mảng Lai Châu
Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc -  
(VOV5) - “Chi lê xa sả lảm mể” hay còn gọi là “Mừng lúa mới” của đồng bào Mảng được hình thành theo chu trình sản xuất nông nghiệp từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời mang tính phồn thực, nhằm tạ ơn tổ tiên, thần linh đã ban ơn cho người dân một vụ mùa bội thu.
Đồng bào Mảng sinh sống duy nhất ở Lai Châu, có dân số khoảng 5.000 người và định cư ven các sông, suối. |
Do cuộc sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và canh tác lúa nước nên đã hình thành nên một hệ thống các nghi lễ nông nghiệp phong phú. |
Trong đó “Chi lê xa sả lảm mể” hay còn gọi là Mừng lúa mới ra đời và phát triển song hành cùng với quá trình hình thành tộc người Mảng ở Lai Châu. |
Đây là nghi lễ nông nghiệp tín ngưỡng, tâm linh quan trọng của người Mảng vẫn được lưu giữ đến ngày nay và phần lễ bà con cùng nhau chuẩn bị các lễ vật như gà, xôi, thịt, cá... |
Theo người già dân tộc Mảng ở bản Nậm Sảo I, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn, khi chọn được ngày làm lễ, người có uy tín trong bản sẽ phân công người lên rừng đặt bẫy... |
...người xuống suối đánh bắt cá |
Phụ nữ trong bản sẽ đảm nhận phần việc lên nương ruộng thu lúa về làm cốm. |
Phụ nữ được lựa chọn lên ruộng, nương thu hoạch lúa phải là người khỏe mạnh, có cuộc sống nề nếp, được cộng đồng nể trọng. |
Các thiếu nữ người Mảng ở bản Nậm Sảo 1, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn thu hoạch lúa làm lễ. |
Bông lúa được thu hoạch là những bông to, hạt thóc mẩy và có độ già vừa phải phù hợp cho làm. |
Thiếu nữ dân tộc Mảng tham gia nghi lễ. |
Lúa mang về nhà được phụ nữ cùng nhau tuốt trong niềm vui hân hoan được mùa. |
Việc tuốt lúa nhanh chóng được hoàn thành bằng cách thủ công truyền thống bà con vẫn làm mỗi mùa vụ. |
Sau khi tuốt, thóc sẽ được làm sạch, rang lên và trải qua các công đoạn làm cốm. |
Sau khi chuẩn bị xong, đến giờ lành mâm lễ cúng sẽ được đoàn người mang ra nương ruộng để thực hiện nghi lễ. |
Tại đây thầy cúng hoặc người có uy tín làm lễ tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, không bị sâu bệnh phá hoại, chim, sóc, thú rừng phá, mùa màng bội thu. |
Thực hiện xong nghi lễ, việc xem chân gà như một lần khẳng định ông bà, tổ tiên, thần linh đã chứng giám và phù hộ những điều tốt đẹp cho gia đình, cộng đồng. |
Khi nghi lễ được hoàn thành cũng là lúc bà con cùng nhau quây quần thưởng thức các món ăn do tự tay mình làm ra. |
...cùng nhau thể hiện các làn điệu dân ca, dân vũ bên các nhạc cụ truyền thống... |
... Cùng vui chơi các trò chơi dân gian, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc, bản làng. |
Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc