Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu

(VOV5) - Tựa lưng vào núi lớn, mặt tiền hướng ra biển Vũng Tàu, Bạch Dinh là nơi chứng kiến thăng trầm cùng lịch sử dân tộc suốt hơn 100 năm qua.

Toàn cảnh Bạch Dinh nơi chứng kiến thăng trầm lịch sử hơn 100 năm qua.
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 1
Bạch Dinh sở hữu vị trí đắc địa, trước đây vua Minh Mạng từng cho xây dựng pháo đài Phước Thắng để bảo vệ từ xa cho biển Cần Giờ. Khi thực dân Pháp xâm chiếm, vị trí pháo đài Phước Thắng được người Pháp lựa chọn để xây dựng một dinh thự nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 2
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 3
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 4
Bạch Dinh xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902 và được đích thân Paul Doumer phê duyệt dự án, đặt tên cho dinh thự là Villa Blanche theo tên gọi của con gái ông - Blanche Richel Doumer.
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 5
Khi hết nhiệm kỳ 5 năm, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer về nước và chưa sử dụng Villa Blanche. Sau đó, Paul Beau (PV - người kế nhiệm chức vụ này ở Đông Dương) trở thành chủ nhân đầu tiên của dinh thự này.
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 6
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 7
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 8
Chứng kiến những thăng trầm của lịch sử hơn 100 năm, đến nay Bạch Dinh vẫn được gìn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp trầm mặc của một ngôi biệt thự cổ và trở thành điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến TP Vũng Tàu.
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 9
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 10
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 11
Đến Bạch Dinh, du khách sẽ bị hút hồn bởi những kiến trúc cổ điển với tường sơn trắng, cửa sổ sơn màu lam nhạt. Xung quanh các mặt tường đều được trang trí nhiều chi tiết hoa văn và tượng nghệ thuật mang đậm phong cách Hy Lạp cổ đại.
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 12
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 13
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 14
Kiến trúc bên trong dinh thự cổ không chỉ mang đậm nét phương Tây mà còn giao thoa nét văn hóa Việt Nam tạo cảm giác vừa lạ nhưng cũng vừa thân thuộc, gần gũi.
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 15
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 16
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 17
Bên trong dinh thự cổ các hiện vật còn được lưu giữ nguyên vẹn.
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 18
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 19
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 20
Hình ảnh cặp ngà voi châu Phi dài 1,7m thể hiện phong cách quý tộc vương giả của chủ nhân tòa nhà.
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 21
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 22
Ngắm dinh thự cổ hơn 100 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu - ảnh 23
Những cổ vật quý hiếm như súng thần công và một bộ “kho báu dưới đáy biển” được trục vớt từ các con tàu không may bị chìm tại vùng biển ngoài khơi Côn Đảo vào khoảng thế kỷ 17, trong đó có hàng nghìn món đồ bằng gốm sứ được làm ra vào thời vua Khang Hy nhà Thanh.

Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m so với mặt nước biển, bên sườn Nam núi Lớn, hướng ra biển Đông, xung quanh bao bọc bởi cây cối xanh tươi.

Bạch Dinh được xây dựng 3 tầng gồm 1 tầng trệt, 1 tầng hầm và 1 tầng lầu, cao 19m, dài 28m, rộng 15m.

Trong đó, tầng trệt dùng cho việc khánh tiết, tầng lầu để nghỉ ngơi và tụ họp gia đình, tầng hầm sử dụng làm bếp ăn.

Tháng 9/1907, Bạch Dinh là nơi giam lỏng vua Thành Thái (1879 - 1954) - vị vua thứ 10 của triều Nguyễn. Ông lên ngôi năm 1889, suốt thời gian trị vì, vua có tinh thần kháng Pháp đến cùng. Thực dân Pháp lo sợ nên ép ông thoái vị và đưa vào Vũng Tàu quản thúc. 

Bạch Dinh được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia ngày 4/8/1992.


Phản hồi

Các tin/bài khác