Đặc sắc tết Ngô của người Cống Lai Châu
Nhóm PV/VOV-Tây Bắc -  
(VOV5) -Tết Ngô là dịp để người Cống trình báo với tổ tiên về những việc mà họ đã làm được trong năm.
Cảm ơn tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng bội thu, thóc ngô đầy nhà.
Người Cống có dân số đứng thứ 48 trong 54 dân tộc Việt Nam và ở Lai Châu có hơn 1.500 người, cư trú tại 6 bản thuộc 2 huyện Nậm Nhùn và Mường Tè.
Do tập quán định cư co cụm nên người Cống còn bảo tồn được nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Trước kia, ngô là một trong những loại lương thực chính của đồng bào Cống và được gắn liền với tín ngưỡng dân gian.
Bà con người Cống coi trọng đời sống tâm linh và tết Ngô là nghi thức tín ngưỡng lớn nhất trong năm.
Tết Ngô lớn hay bé phụ thuộc vào mâm đồ cúng và sản vật bầy trên mâm cúng đều do bà con sản xuất ra.
Tết Ngô được bà con người Cống tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm khi mùa mưa bắt đầu.
Theo thầy cúng Chang Văn San, không ai biết tết Ngô có từ bao giờ và chỉ biết nghi lễ này đã được trao truyền từ đời này sang đời khác.
Đây là dịp để bà con người Cống trình báo với tổ tiên những việc họ làm được trong năm, cảm ơn tổ tiên, thần linh phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi thuận lợi, mùa màng bội thu.
Sau khi nghi lễ kết thúc, gia chủ cảm ơn thầy cúng và được thầy cúng cầu xin tổ tiên, thần linh ban phúc.
Sau nghi lễ, già trẻ, gái trai trong bản cùng tham gia phần hội trong không khí vui tươi, phấn khởi.
Các làn điệu dân vũ của người Cống đều tái hiện lại các động tác trong sản xuất và đời sống sinh hoạt.
Trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, bà con người Cống bắt đầu vui hội tết Ngô.
Những làn điệu dân vũ mang bản sắc riêng độc đáo của người Cống.
Điệu múa Tăng bu tăng bẳng là làn điệu dân vũ quen thuộc của người Cống Lai Châu.
Nét đẹp trang phục của phụ nữ dân tộc Cống.
Nghi thức lấy nước trong lễ hội tết Ngô.
Với phụ nữ Cống, tết Ngô là dịp để bà con gác lại một vụ mùa lao động vất vả, cùng nhau vui chơi.
Lễ hội tết Ngô thu hút đông đảo sự theo dõi của đồng bào các dân tộc ít người tại ngày hội.
Đồng thời thu hút sự quan tâm của đông đảo quan khách và du khách thập phương có mặt tại ngày hội.
Trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, đồng bào các dân tộc Cống, Mảng, Si La, Lự cùng nắm tay hòa chung vòng xòe đoàn kết.
Nhóm PV/VOV-Tây Bắc